Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Trái Đất đang tồn tại khoảng 8,7 triệu loài khác nhau

Trái Đất đang tồn tại khoảng 8,7 triệu loài khác nhau

Các nhà khoa học thuộc Đại học Dalhousie, Canada và Đại học Hawaii vừa công bố một công trình nghiên cứu, trong đó cho rằng có khoảng 8,7 triệu loài khác nhau tồn tại trên Trái Đất, mặc dù chỉ mới có một phần nhỏ trong số này được phát hiện và phân loại.

Công trình nghiên cứu trên cho biết kể từ khi hệ thống phân loại được nhà khoa học Thụy Điển Carl Linnaeus đưa vào giữa những năm 1700 và vẫn hiện được sử dụng, cho đến nay mới có khoảng 1,25 triệu loài được phát hiện và phân loại.

Khoảng 86% các loài trên mặt đất và 91% các loài trong đại dương vẫn chưa được phát hiện.

Trong số 8,7 triệu loài, có khoảng 36.400 loài động vật nguyên sinh, hoặc sinh vật đơn bào như amip, và 27.500 loài chromista, như tảo nâu (brown algae)…


Ước tính có 7,77 triệu loài động vật, trong đó 953.434 loài đã được mô tả và phân loại; 298.000 loài thực vật, trong đó 215.644 loài đã được mô tả và phân loại.

Nghiên cứu cũng cho biết có khoảng 611.000 loài nấm, trong đó 43.271 đã được khoa học biết đến.

Nhà nghiên cứu Camilo Mora thuộc Đại học Hawaii, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu nói rằng câu hỏi có bao nhiêu loài tồn tại trên Trái Đất luôn hấp dẫn và thôi thúc các nhà khoa học, và ngày càng trở nên quan trọng khi hoạt động và các ảnh hưởng của con người đang đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của nhiều loài.

Nhiều loài có thể biến mất thậm chí trước khi con người biết về sự tồn tại, khả năng thích nghi độc đáo, chức năng trong hệ sinh thái, cũng như tiềm năng đóng góp của chúng cho cuộc sống con người.

Đồng tác giả Boris Worm thuộc Đại học Dalhousie lưu ý rằng mặc dù đã cam kết bảo vệ các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng, nhưng nhân loại cho đến bây giờ vẫn chưa biết có bao nhiều loài thực sự trong tình trạng như vậy.

"Danh sách Đỏ" do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế nêu ra có 59.508 loài được theo dõi, trong đó 19.625 loài được xếp vào loại bị đe dọa.

Yêu động vật (Theo Vietnam+)

Phóng to côn trùng gấp 1 triệu lần

Phóng to côn trùng gấp 1 triệu lần
Đây là những bức ảnh 3D cực kỳ chi tiết và sợ hãi về thế giới côn trùng được phóng to gấp 1 triệu lần dưới ống kinh hiển vi. Bằng công nghệ quét ảnh trên kính hiển vi điện tử, một chuyên gia nhiếp ảnh về lĩnh vực khoa học đã nghỉ hưu - ông Steve Gschmeissner, 61 tuổi đến từ Bedford đã phóng đại những con côn trùng lên gấp một triệu lần. Kết quả cho ra những bức ảnh 3D cực kỳ chi tiết và đầy sợ hãi đến sởn gai ốc về thế giới côn trùng.

Một loài bọ chét hay đốt người

Một con nhặng màu vàng


Hình dáng phóng đại của loài nhện

Con ruồi dưới ống kính hiển vi điện tử


Một loài sâu bướm nhiệt đới, chúng có tên gọi là Lepidoptera


Loài sâu bọ thuộc họ ve sầu


Loài bọ chó có tên gọi Ctenocephalides canis


Cái đầu 'khổng lồ' của một chú ong vò vẽ


Loài ong thuộc bộ côn trùng cánh màng


Một con kiến lính có tên gọi Cephalotes sp. đến từ các khu vực tại rừng nhiệt đới Amazon


Một chú ong mật thuộc họ Apis sp.


Cái đầu của một con rệp Cimex

Yêu động vật (Sưu tầm)

Bình Định: Rùa biển quý hiếm vào bờ đẻ trứng

Bình Định: Rùa biển quý hiếm vào bờ đẻ trứng

UBND xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) cho biết một con rùa biển – còn gọi là rùa xanh, loài sinh vật biển quý có tên trong Sách đỏ, vừa lên khu vực bãi biển mũi Khe Sanh ở địa phương này để đẻ trứng.

Con rùa này dài 1,2m, bề ngang 0,85m, đã đẻ được hơn 150 trứng. Trước đó, cũng tại khu vực bãi biển này, một con rùa biển khác lên bãi đẻ được hơn 120 trứng.

Bình Định: Rùa biển quý hiếm vào bờ đẻ trứng

Chi cục Khai thác – bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bình Định đã phối hợp với chính quyền xã Nhơn Hải thành lập nhóm tình nguyện viên bảo vệ rùa biển đầu tiên, nhằm góp phần ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của loài sinh vật biển quý này.

Đây là một phần của đề án bảo tồn rùa biển do chi cục Khai thác – bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bình Định chủ trì thực hiện. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho ngư dân sáu xã ven biển thuộc hai huyện Phù Cát, Phù Mỹ (Bình Định) về các hoạt động bảo tồn, bảo vệ, cứu hộ rùa biển.

Vùng biển Bình Định là nơi có nhiều rùa biển sinh sống. Chúng thường vào bờ đẻ trứng tại bãi biển thuộc các huyện Phù Cát, Phù Mỹ; riêng tại xã Nhơn Hải hiện có ba bãi biển rùa thường xuyên vào đẻ trứng.

Yêu động vật (Theo Dân Việt)

Ếch khổng lồ nặng 20kg

Ếch khổng lồ nặng 20kg

Một người đàn ông Trung Quốc đã chụp ảnh được một con ếch nặng 20kg, được phát hiện tại vùng núi ở Gemencheh (Malaysia).

Theo người đàn ông Trung Quốc, con ếch nặng 20kg – tương đương trọng lượng của đứa trẻ 8 tuổi, được một người thuộc bộ tộc Orang Asli phát hiện cạnh một dòng sông ở vùng núi thuộc Gemencheh (Malaysia).
 
Con ếch khổng lồ nặng 20kg

Người đàn ông này cho biết,một người bạn đi cùng với anh đã  đề nghị mua lại con ếch với giá 500 riggit, nhưng người thuộc bộ tộc Orang Asli chỉ đồng ý bán con ếch với giá 1000 riggit. Vì người bạn không có đủ tiền lúc đó, nên anh đã về nhà lấy thêm tiền và hẹn sẽ quay lại mua con ếch.

Tuy nhiên, người thuộc bộ tộc Orang Asli đã làm thịt con ếch khổng lồ để ăn. Hậu quả, người này đã bị ốm nặng dường như do ngộ độc thịt ếch.

“Khi bạn tôi lấy đủ tiền và quay trở lại nhà của người thuộc bộ tộc Orang Asli, anh ấy phát hiện con ếch đã bị làm thịt. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt ếch, người đàn ông thuộc bộ tộc Orang Asli đã bị ốm không thể rời khỏi giường trong nhiều ngày”, người đàn ông Trung Quốc cho biết.

Bắt được con trăn gấm nặng hơn 30 kg

Bắt được con trăn gấm nặng hơn 30 kg

Sáng 16.8, ông Võ Văn Ngọc, ở thôn Phú Mỹ 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, trong lúc chăn dê trên dãy núi Sơn Triều thuộc xã Phước Lộc vào chiều 15.8, ông đã phát hiện và bắt được con trăn gấm đực dài hơn 2m, vòng bụng 30 cm, ước nặng trên 30 kg (ảnh).

Rất đông người dân hiếu kỳ đã đổ xô về nhà ông Ngọc để được tận mắt chứng kiến con trăn này. Theo ông Ngọc, thời gian gần đây, dê của ông thường hay bị mất mà không rõ nguyên nhân.

Qua theo dõi, ông nhận định dê mất không phải do bị bắt trộm mà do bị trăn ăn thịt. Cũng theo ông Ngọc, hiện vẫn còn một con trăn có khối lượng nặng gấp đôi con trăn vừa bị bắt đang ẩn nấp tại địa điểm trên.

Hiện có nhiều thương lái đến trả mua con trăn giá trên 6 triệu đồng nhưng ông Ngọc chưa bán.

Đưa chim cánh cụt Hoàng đế về quê hương

Đưa chim cánh cụt Hoàng đế về quê hương

Hôm nay, 29/8, chú chim cánh cụt Hoàng đế Happy Feet sẽ được tàu của New Zealand đưa trở lại quê hương Nam cực.

Happy Feet được đặt tên theo bộ phim hoạt hình chim cánh cụt hoàng đế vào năm 2006. Chú là loài chim cánh cụt Hoàng đế, bơi lạc từ Nam Cực vào một bãi biển ngay bên ngoài thủ đô Wellington của New Zealand vào hồi tháng 6/2011 vừa qua, với vẻ mệt mỏi, hốc hác sau chặng đường bơi dài 3.000km.

Sự xuất hiện của chú làm các chuyên gia động vật hoang dã, công chúng hết sức bất ngờ, tò mò quan tâm cho sự sống còn của chú. Happy Feet là con chim cánh cụt hoàng đề thứ hai bơi từ Nam Cực tới đây. Sau đó chú chim này đã được đưa tới vườn thú ở Wellington để chăm sóc.

Ở đây chú được các bác sĩ thú ý hàng đầu phẫu thuật, rửa sạch cát khỏi ruột và chăm sóc với chế độ ăn uống rất tốt với bột cá hồi nghiền nhỏ, cộng với điều kiện đá lạnh giống như Nam Cực. Sau hai tháng, Happy Feet gần như phục hồi và đạt cân nặng tới 27,5 kg.

Happy Feet được chăm sóc trong điều kiện giống Nam Cực ở vườn thú Wellington

Happy Feet đã trở thành động vật hoang dã nổi tiếng suốt trong 2 tháng điều trị phục hồi chức năng, thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông trên toàn cầu và truyền cảm hứng cho một cuốn sách và tài liệu kể lại câu chuyện về chú chim này. Kể cả Thủ tướng New Zealand John Key hay nam diễn viên nổi tiếng Stephen Fry cũng rất quan tâm tới Happy Feet.

Vùng biển mà Happy Feet sẽ được tự do bơi lội là ở Nam Cực cách New Zealand 2.000km. Theo Lisa Argilla, chú chim đã có đủ điều kiện để có thể sống sót tốt trong môi trường tự nhiên. Chú cũng sẽ được gắn thiết bị GPS để cung cấp cho mọi người theo dõi.

Yêu động vật (Theo Đất Việt)

Trung Quốc tìm ra hóa thạch chim 7 triệu năm tuổi

Trung Quốc tìm ra hóa thạch chim 7 triệu năm tuổi

Viện Bảo tàng Hóa thạch động vật cổ Hezheng ở tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc ngày 19/8 cho biết họ đã phát hiện hóa thạch nguyên vẹn của một chú chim có niên đại hơn 7 triệu năm.

Ông Chen Shanqin, Phó Giám đốc viện Bảo tàng Hezheng cho hay đây là hóa thạch chim còn nguyên vẹn đầu tiên được tìm thấy tỉnh này.

Ông Chen miêu tả đây là hóa thạch của một chú chim đang ở tư thế vùng vẫy với đôi cách rộng hết cỡ và đôi chân bị dính khít vào nhau.

Xét về mặt địa tầng nơi chú chim này bị biến thành hóa thạch và các hóa thạch động vật khác được tìm thấy trước đó, ông Chen kết luận hóa thạch chim này có thể có niên đại hơn 7 triệu năm.

Tuy nhiên ông Chen cũng cho biết các nhà khảo cổ học vẫn cần nghiên cứu thêm xem chú chim này thuộc họ nào.

Theo ông Chen, hiện các nhà khảo cổ học đã tìm ra hơn 30.000 hóa thạch động vật cổ đại trong khu vực và các vùng lân cận, bao gồm những loài như ngựa nguyên thủy 3 móng, động vật có vú ăn cỏ như voi, hay tê giác có lông có niên đại 2,5 - 30 triệu năm, song đây là loài chim hiếm có.

Câu cá đuối khủng tại Thái Lan

Câu cá đuối khủng tại Thái Lan



Yêu động vật (Nguồn animal planet)

Cá heo dạt vào bờ, không chịu trở về biển

Cá heo dạt vào bờ, không chịu trở về biển

Khoảng 10 giờ trưa ngày 27/8, một người đi nhặt ve chai đã phát hiện một con cá heo dạt vào bờ biển Quy Nhơn - đoạn thuộc khu vực 1, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn. Con cá heo nặng khoảng 50kg, dài độ 1,4m.


Cá heo vẫn còn sống, không chịu ra biển, nằm yên ở Miếu cá Ông để nghe kinh

Nhận được tin, ông Trương Văn Linh - người nằm trong ban chăm sóc bảo vệ “Cung Phụng Lăng Ông” là một cái miếu thờ cá Ông của ngư dân biển nơi đây - vội vàng có mặt.

Ông Linh cho biết: “Thấy “bà” (cá heo) vẫn khỏe, tôi cho hai ngư dân dùng ghe đưa trở về biển. Nhưng chỉ 30 phút sau lại thấy “bà” dạt vào bờ.

Đoán “bà” không thể sống được ở biển nữa mà muốn về với tổ tiên, chúng tôi đưa “bà” về Miếu Ông để nghe kinh trước khi chết. Khi nào “bà” chết sẽ chôn cất theo nghi lễ của ngư dân”.

Nước mắt chảy ròng thỉnh thoảng, cá heo lại gồng mình lên thở

Theo tục của ngư dân đi biển nếu phát hiện cá heo đã chết thì sẽ đem về miếu cá ông để thờ sau đó mới chôn cất.

Nếu cá heo còn sống sẽ đem ra biển thả, nếu cá heo cứ một mực vào bờ thì người dân sẽ đem về miếu thờ để cho cá heo nghe kinh trước khi chết. Sau khi chôn cất, 3 năm sau lại hoàn táng lấy hài cốt về Miếu để thờ theo phong tục của ngư dân đi biển.

Hiện cá heo vẫn còn sống và đang được thờ tại “Cung Phụng Lăng Ông” thuộc khu vực 1, phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn.

Yêu động vật (Theo Vnexpress)

Hiểu về Cá Bống Cờ Lửa khi nuôi trong hồ cá biển

Hiểu về Cá Bống Cờ Lửa khi nuôi trong hồ cá biển

Cá Purple Firefish còn được biết đến với nhiều cái tên thông thường như Purple Firefish, Decorated Firefish hay thậm chí Fire Goby. Những màu sắc trên mình con cá này luôn làm người ta ngạc nhiên. Chúng có cơ thể màu trắng hoặc màu vàng mà có thể chuyển dần sang màu đen cho tới một bộ vây đuôi nhiều màu., một khuôn mặt màu tía cộng với những chiếc vây màu đỏ hoặc cam kèm theo những đường sọc màu đen. Loài cá này thích bơi lượn trong các luồng nước ngay bên ngoài chỗ dòng nước được nhả ra hoặc trên lớp cát nền. Trong khi bơi lượn, chúng đánh vây lưng và vây ức cùng một lúc, có lẽ để tạo sự ổn định. Nó được coi là loài cá thích hợp nếu không muốn nói là tuyệt vời dành cho những người mới chơi bởi chúng rất khỏe mạnh và sẽ ăn hầu hết các loại thức ăn dành cho cá mà bạn cho chúng ăn, và sẽ miễn nhiễm với các loại bệnh tật nếu được nuôi trong các điều kiện môi trường tốt ưu. Chỉ vì chúng được liệt vào danh sách các loài cá khỏe mạnh, điều đó không có nghĩa là chúng không thể hoặc sẽ không bị mắc bệnh. Hãy cách ly tất cả những con cá mới.


Loài Bống cờ lửa này chỉ lớn được khoảng từ 3,5 – 4 inch khi đã phát triển hết và có thể được nuôi trong những bể cực nhỏ chỉ khoảng 10 gallon. Rõ ràng, với một cái bể nhỏ, bạn cần chăm chỉ hơn để giữ chất lượng nước tốt. Với cách cư xử khôn ngoan, chúng sẽ sống hòa thuận với hầu hết các loài có tập tính và kích thước tương tự. Nếu bạn đang dự định nuôi một vài con, bạn có thể gặp rắc rối. Một số người nói rằng điều đó chỉ thực hiện được trong những kiểu bể lớn, một số người khác nói rằng bạn chỉ nên nuôi một con trong bể. Theo Scott Michael “chúng (N. decora) là loài cá lửa có tính cạnh tranh cao nhất, chúng nên được nuôi một con hoặc một đôi đực cái”. Phân biệt giới tính là một việc khá khó khăn. Hãy chọn phương án an toàn là chỉ nuôi một con trong bể. Hơn nữa, do kích thước của chúng, bạn sẽ không muốn nuôi chúng trong những bể có cá sư tử, cá Trigger,…

Bạn cũng cần biết rằng chúng là nhà vô địch trong việc nhảy ra khỏi bể. Do vậy một cái bể hở đầu sẽ không ích lợi gì với bạn khi nuôi loài cá này. Một cái bể có gắn mái che với ít lỗ trống sẽ rất cần thiết. Đá sống hoặc các vật thích hợp khác có thể cung cấp chỗ trú ẩn cho Purple Firefish cũng đều cần đến. Những chỗ trú ẩn này có thể giúp cho chúng thích nghi nhanh hơn và ít có cơ hội nhảy ra khỏi bể.


Cho chúng ăn sẽ không có vấn đề gì nhiều lắm. Loài cá lửa này sẽ chấp nhận các loại thức ăn từ cá biển tươi sống hoặc đông lạnh (băm nhỏ), thức ăn sống (tôm brine, mysis) và thậm chí cả thức ăn vụn. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi cho chúng ăn, kiểm tra các thông số nước của bạn và thử cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau cho tới khi chúng bắt đầu ăn. Bạn có thể chú ý đến một hành vi khi chúng trông như đang cắn vào nước. Đó là cái cách mà chúng ăn, nhặt những sinh vật phù du đang bơi trong cột nước.

Yêu động vật (Theo SeaLife Aquarium)

Phát hiện loài khỉ đuôi đỏ mới ở rừng Amazon

Phát hiện loài khỉ đuôi đỏ mới ở rừng Amazon

Các nhà khoa học vừa phát hiện loài khỉ mới tại vùng rừng nhiệt đới Amazon ở miền trung Brazil.

Loài khỉ mới thuộc họ Callicebus được nhóm nghiên cứu - đứng đầu bởi tiến sĩ Julio Dalponte phát hiện ở miền tây bắc bang Mato Grosso, Brazil. Phát hiện này cho thấy sự đa dạng sinh học của các khu rừng nhiệt đới Amazon.

Loài khỉ mới thuộc họ Callicebus được phát hiện ở miền tây bắc bang Mato Grosso, Brazil.

“Với việc phát hiện loài khỉ mới, chúng tôi đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về quần thể động vật ở miền tây của vùng Mato Grosso -  khu vực được coi là có rất nhiều loài sinh vật mới chưa được phát hiện”, tiến sĩ Julio Dalponte cho biết.

Loài khỉ mới được phát hiện sinh sống ở khu vực rừng nằm giữa sông Guariba và sông Roosevelt. Đây là hai hệ thống quan trọng nhất ở miền bắc bang Mato Grosso.

Tiến sĩ Julio Dalponte tiết lộ: “Loài khỉ mới có những đặc điểm đặc trưng, bao gồm lông mặt hai bên má dày màu đỏ và một chiếc đuôi màu đỏ rất dài. Đây cũng là loài khỉ titi duy nhất sống trong khu vực rừng nguyên sinh này.”

Yêu động vật  (Theo Bee - Nguồn Physorg)

Chuột dài cả mét ở Mỹ có thể doạ lại cả mèo

Chuột dài cả mét ở Mỹ có thể doạ lại cả mèo

Những con chuột có kích cỡ khổng lồ đang khủng bố dân cư tại thành phố Brooklyn.

Một người công nhân xây dựng nhà ở thành phố Brooklyn, Mỹ đã vô tình bắt được con chuột khổng lồ có chiều dài 90cm tính từ đầu tới đuôi.


Con chuột dài 90cm bị Rivera tiêu diệt.

Jose Rivera, 48 tuổi, một công nhân xây dựng đang làm việc tại công trường xây dựng tòa nhà Marcy của thành phố Brooklyn thuật lại: "Tôi đã đánh trúng nó một lần nhưng nó vẫn chạy tiếp. Tôi không sợ chuột nhưng tôi sợ bị nó cắn".

Con chuột được ông Rivera bắt được có kích cỡ vô cùng to lớn, bất thường. Chiều dài từ đầu tới đuôi của nó lên tới 90cm, thân mình to lớn trông có vẻ béo tốt và có bộ lông màu trắng.

Tuy nhiên, Naomi Colon, người quản lý tòa nhà cho thuê Marcy nói rằng bà đã từng nghe chuyện về con chuột có kích cỡ khác thường như thế này từ 6 năm trước.

"Những người dân sống ở đây đã kể với tôi rằng họ đã trông thấy nó chạy xung quanh với những con chuột khác. Nó sống cùng với những con chuột đó. Nó chạy vào cùng chiếc lỗ mà những con khác đã chạy vào" - bà Colon kể lại.

Nhưng theo phân tích của các chuyên gia, con chuột khổng lồ này không có gì bất thường. Nó được xác định thuộc giống chuột túi Gambia, một vật nuôi khá phổ biến và có thể dùng huấn luyện dò bom mìn. Loài chuột này hoạt động về đêm, có thể phát triển dài tới 90cm, nặng 1,8kg hoặc hơn. Chúng cũng có thể sống thọ từ 7-8 năm.

Chuột khổng lồ đang khủng bố người dân tại khu nhà cho thuê Marcy

Chuột túi Gambia đã bị cấm nhập khẩu vào Mỹ kể từ năm 2003 khi chúng được cho là nguyên nhân gây ra dịch bệnh ảnh hưởng tới 100 người. Còn con chuột bị Rivera bị giết chết có thể là vật nuôi của ai đó bị xổng chuồng hoặc bị bỏ rơi.

Tuy nhiên, những người sống tại khu nhà Marcy vẫn còn lo ngại rằng có thể con chuột này đã giao phối với những con chuột cống xung quanh đó và sản sinh ra một giống siêu gặm nhấm bất chấp lời trấn an của các nhà khoa học cho rằng động vật nhập khẩu thường sẽ không giao phối với các con vật địa phương và dù có giao phối cũng không thể sinh sản vì thuộc các chi khác nhau.

Một người sống ở Marcy cho biết, "có ngày, có tới 8 con chuột có kích cỡ lớn bị tiệt diệt". Những con chuột này tấn công sân chơi của trẻ em trong khu vực khiến bọn trẻ sợ hãi và buộc người lớn phải đưa con cái họ bỏ chạy.

Một người dân tên là Stephanie Davis, 44 tuổi, thì kể rằng: "Ngay cả những con mèo cũng sợ chuột. Chúng kết bè lại với nhau và khủng bố những con mèo".

Còn ông Pam Davis, 43 tuổi, cho biết: "Chúng hoành hành cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi không phải đang tránh đạn mà đang phải tránh những con chuột. Chúng quá lớn".

Yêu động vật (Theo Giáo dục)

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Cá mập lạ dưới đáy biển Philippines

Cá mập lạ dưới đáy biển Philippines

Viện Khoa học California, Mỹ vừa tuyên bố họ đã phát hiện hơn 300 loài động thực vật chưa từng được biết đến trên quần đảo Philippines sau cuộc khảo sát trên đất liền và dưới nước kéo dài 42 ngày vừa kết thúc.

Những phát hiện đáng kể bao gồm một loài cá mập sinh sống ở sâu dưới đáy biển có thể tự phình to cơ thể bằng cách uống nhiều nước để dọa cho các loài săn mồi khác, một loài tôm không vỏ và một loài sao biển chỉ ăn gỗ trôi dạt.

Họ cũng tìm thấy ba loài tôm hùm mới, một loài cua có răng càng hình những cây kim và một loài cá chìa vôi hình con sâu hay ẩn náu ở các rặng san hô mềm.

Một nghiên cứu viên Viện khoa học California cầm trên tay hai mẫu cá mập mới.

Theo nhận định của nhóm tìm kiếm, nhiều loài đã không bị phát hiện trong các đợt khảo sát trước đây vì kích cỡ cơ thể nhỏ bé, như là nhện yêu tinh, sên biển, hay shàu biển. Những loài khác sinh sống ở các khu vực ít được con người đặt chân đến, như là lươn rắn ở thềm lục địa, và rêu que nguyên thủy ở trên những vách núi nguy hiểm của đỉnh núi Isarog cao 1.976 mét.

Ngày 8/6, ngay sau khi hoàn thành cuộc khảo sát, nhóm tìm kiếm đã tuyên bố tại Manila rằng đã tìm được khoảng 75 loài mới bao gồm ve sầu kêu như người cười. Tuy nhiên, đoàn thám hiểm không giải thích gì về con số tăng đột biến các loài được tìm thấy trong công bố lần này.

Tờ AFP cho hay họ sẽ đưa ra con số chính xác về các loài mới được khám phá trong những tháng tới, khi các nhà khoa học hoàn thành xét nghiệm DNA.

Viện Khoa học California cũng nhận định, những phát hiện này củng cố ý kiến rằng vùng nước ở Philippines có thể chứa nhiều loài hơn bất kì môi trường nước nào trên trái đất.

Một loài cua biển Iphiculus mới được thu thập trong cuộc khảo sát dưới nước.

“Quần đảo Philippines là một trong những điểm nóng nhất về đa dạng sinh học và đe dọa tự nhiên trên trái đất,” trưởng đoàn tìm kiếm Terrence Gosliner công bố trên trang web chính thức của viện trong tuần qua.

“Tuy vậy, đa dạng sinh học ở đây tương đối vẫn chưa được biết đến, và hầu như mỗi lần lặn xuống nước ở thềm lục địa hay cuốc bộ trong rừng mưa ở đất nước này, chúng tôi lại tìm ra nhiều loài mới”.
Họ đánh giá nhiều hệ sinh thái đáng ra cần được bảo vệ hiện nay lại chỉ là những “công viên giấy”, không thể làm gì để ngăn chặn phá rừng hay săn bắn.

Theo tờ Geographic, lần trước, vào tháng 6 năm 2007, các nhà khoa học Philippines sau khi kết thúc một đợt khảo quát qui mô cũng công bố tìm thấy 1200 loài giáp xác 10 chân và 4000 loài thân mềm mới ở đất nước Đông Nam Á này.

Quảng Trị: Thả rùa quý hiếm về đại dương

Quảng Trị: Thả rùa quý hiếm về đại dương
Vừa qua, tại khu vực biển Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị), Chi Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị phối hợp với Đồn Biên phòng cảng Cửa Việt tiến hành thả con rùa Quản Đồng - loài rùa đặc biệt quý hiếm về biển.

Rùa Quản Đồng đã được ngư dân Nguyễn Công Nam (sống tại thị trấn Cửa Việt, Gio Linh) phát hiện tại khu vực biển gần đảo Cồn Cỏ có trọng lượng khoảng 20kg. Theo công ước CITES, đây là loài rùa đặc biệt quý hiếm thuộc nhóm nguy cấp trong danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng, cấm mọi hành vi mua bán, vận chuyển.

Sau khi nhận được tin báo của người dân, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phối hợp với Đồn Biên phòng cảng Cửa Việt tiến hành lập biên bản thu giữ và thả về môi trường thiên nhiên. Trước khi thả, con rùa này đã được gắn thẻ định vị để theo dõi được đường đi và có biện pháp bảo vệ.

Được biết từ trước tới nay ngư dân Quảng Trị đã phát hiện và thả về đại dương 20 con rùa biển, trong đó có nhiều loài có tên trong Sách đỏ của thế giới.

Chim điên hợp tác với cá heo

Chim điên hợp tác với cá heo

Cá heo sống dưới biển, chim điên bay trên trời, nhưng chúng phối hợp với nhau rất hoàn hảo khi săn mồi.



Vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm vài trăm triệu con cá sardine di chuyển dọc theo bờ biển Nam Phi để tiến về phía bắc. Chuyến di cư này là một trong những hiện tượng kỳ vĩ nhất trong tự nhiên. Cá heo tranh thủ dịp này để kiếm mồi.


Những con cá heo phối hợp với nhau để dồn cá sardine thành một đàn lớn. Sau đó chúng lao thẳng vào đàn cá sardine với chiếc mồm há rộng để nuốt mồi.


Nhiều con cá sardine cố gắng ngoi lên mặt nước để thoát khỏi sự truy đuổi của cá heo và cá mập mà không hề biết rằng những con chim điên đang đợi chúng trên không trung.


Lũ cá heo giao tiếp với nhau bằng âm thanh có tần số cực cao để phối hợp trong quá trình săn mồi.



Đàn cá heo đồng loạt lao vào đàn cá sardine theo chiều từ dưới lên, khiến đàn cá sardine lao lên mặt nước. Những con chim điên chỉ việc đợi cá sardine ngoi lên để lao xuống.

Chim điên là những thợ lặn cừ khôi. Từ độ cao 30 m, chúng có thể lao xuống nước với vận tốc lên tới 160 km/h và lặn tới độ sâu 12 m.


Khi lao xuống nước lũ chim điên kêu rất to. Thị lực của chúng rất tốt nên hiếm khi chúng lao vào người hay cá heo.


Dmitry Miroshnikov, tác giả của những bức ảnh, lao xuống nước để ghi hình sau khi lũ chim điên bắt đầu cuộc tấn công.


Với những con cá heo non, đây là thời điểm tuyệt vời để quan sát hoặc thực hành kỹ năng săn mồi.



Yêu động vật (Theo Tin247.com Ảnh: Solent News)

Cách "vụng trộm" của loài mực

Cách "vụng trộm" của loài mực

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng tinh trùng của những con mực mác nhỏ chuyên “ăn vụng” có kích thước to hơn các con đực to lớn “chính chuyên”. Ngoài ra, mực cái giao phối với mực đực “ăn vụng” thông qua một cơ quan khác với cơ quan nó dùng để giao phối với mực đực to, đó là một cơ quan ở gần miệng con mực cái, tờ National Geographic cho hay.

Các nhà sinh vật học trước đây đã phát hiện, mực cái chỉ sẵn sàng giao phối với các con đực to lớn quyến rũ chúng bằng ánh sáng phát quang sinh học sặc sỡ, vốn không có ở các con mực đực bé nhỏ.

Khi đã quyến rũ được mực cái, con đực giao phối bằng tay giao phối, truyền tinh trùng vào vòi trứng của con cái. Con đực sau đó sẽ canh chừng con cái tới lúc mực cái đẻ trứng, nhằm đảm bảo không con đực nào khác sẽ thụ tinh trứng đó.

Các con mực ăn vụng có kích thước tinh trùng to hơn của mực to. (Ảnh: Eiji Fujiwara)

Tuy nhiên, ngay khi con mực cái bắt đầu đẻ trứng ở đáy biển, mực đực nhỏ gọi là “mực ăn vụng” có cơ hội giao phối với con mực cái theo cách đầu nối đầu. “Mực cái có một cơ quan tích trữ tinh trùng riêng biệt ở gần miệng, chuyên dành cho việc giao phối lén lút như vậy với các con đực ăn vụng”, đồng tác giả nghiên cứu Yoko Iwata, nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Đại học Tokyo, Nhật Bản, cho biết trên tạp chí National Geographic.

Mặc dù những con mực to lớn hơn đã thụ tinh hầu hết số trứng trong người con cái, việc giao phối vụng trộm của mực đực nhỏ cũng giúp chúng có cơ hội "làm cha" vài đứa con của con cái đó.

Để đi đến phát hiện, tiến sỹ Iwata và đồng nghiệp đã giải phẫu hàng loạt những con mực mác thí nghiệm nhằm thu thập tinh trùng ở hai loại mực đực và ở hai vị trí chứa tinh trùng của mực cái.

Nhóm nghiên cứu đã đo kích thước hai loại tế bào tinh trùng qua kính hiển vi và khám phá thấy tinh trùng của những mực đực to chứa bên trong tử cung mực cái có độ dài trung bình 0,000073 mét và tinh trùng của mực nhỏ (mực ăn vụng) có kích thước 0,000 099 mét.

Các nhà khoa học cũng thu thập trứng từ cơ thể mực cái còn sống và cho thụ tinh nhân tạo trứng đó bằng hai loại tinh trùng và thấy rằng cả hai loại tinh trùng đều thụ tinh tốt. Hơn nữa, hai loại tinh trùng này bơi trong trứng ở cùng tốc độ, chứng tỏ tinh trùng to hơn không có ưu thế cạnh tranh hơn tinh trùng nhỏ hơn.

Lý do các con mực ăn vụng đã tiến hóa các tinh trùng lớn là để thích nghi được với cơ quan dự trữ tinh trùng của mực cái và nước biển xung quanh. Cụ thể là, mỗi cơ quan chứa tinh trùng của mực cái và các vùng nước xung quanh những cơ quan này có những đặc điểm khác nhau như nồng độ pH, độ mặn, tính cô của khí và các chất dinh dưỡng khác nhau, vốn ưu tiên mỗi loại tinh trùng có kích cỡ khác nhau.

Những phát hiện này là những bằng chứng đầu tiên của hai loại con đực khác kích cỡ của cùng một loài sản sinh ra tinh trùng có kích cỡ khác nhau và sử dụng những cơ quan giao phối khác nhau, tạp chí BMC Evolutionary Biology dẫn lời các nhà nghiên cứu khẳng định.

Điều này có lợi ích tiến hóa, Iwata cho biết thêm, bởi vì hai loại tinh trùng khác nhau vốn khác nhau về mặt gen sẽ giúp cho các mực con có nhiều biến dị gen khác nhau, giúp cho loài mực ngày càng tiến hóa về mặt lâu dài.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao một chú mực mác con sẽ trở thành một mực ăn vụng (mực đực trưởng thành nhỏ) hay mực đực to. Chưa biết mực mác đực ăn vụng là kết quả tiến hóa do gen di truyền hay do ảnh hưởng của môi trường sống như nhiệt độ nước hoặc sự phong phú về mặt thức ăn. Tuy nhiên, nghiên cứu ở một số loài mực đã chỉ ra, môi trường có lẽ là một nhân tố đáng kể.

Bình Định: Rùa biển quý hiếm vào bờ đẻ trứng

Bình Định: Rùa biển quý hiếm vào bờ đẻ trứng

UBND xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) cho biết một con rùa biển – còn gọi là rùa xanh, loài sinh vật biển quý có tên trong Sách đỏ, vừa lên khu vực bãi biển mũi Khe Sanh ở địa phương này để đẻ trứng.

Con rùa này dài 1,2m, bề ngang 0,85m, đã đẻ được hơn 150 trứng. Trước đó, cũng tại khu vực bãi biển này, một con rùa biển khác lên bãi đẻ được hơn 120 trứng.

Bình Định: Rùa biển quý hiếm vào bờ đẻ trứng

Chi cục Khai thác – bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bình Định đã phối hợp với chính quyền xã Nhơn Hải thành lập nhóm tình nguyện viên bảo vệ rùa biển đầu tiên, nhằm góp phần ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của loài sinh vật biển quý này.

Đây là một phần của đề án bảo tồn rùa biển do chi cục Khai thác – bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bình Định chủ trì thực hiện. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho ngư dân sáu xã ven biển thuộc hai huyện Phù Cát, Phù Mỹ (Bình Định) về các hoạt động bảo tồn, bảo vệ, cứu hộ rùa biển.

Vùng biển Bình Định là nơi có nhiều rùa biển sinh sống. Chúng thường vào bờ đẻ trứng tại bãi biển thuộc các huyện Phù Cát, Phù Mỹ; riêng tại xã Nhơn Hải hiện có ba bãi biển rùa thường xuyên vào đẻ trứng.


Yêu động vật (Theo Dân Việt)

Hiểm họa mới từ chuột nhà châu Âu

Hiểm họa mới từ chuột nhà châu Âu

Các nhà khoa học cho biết, một số chuột nhà ở châu Âu đã phát triển được khả năng chống lại những chất độc mạnh nhất dùng để tiêu diệt chúng.

Theo hãng thông tấn BBC, các con chuột nhà ở Đức và Tây Ban Nha đã nhanh chóng trang bị thêm "vũ khí sinh tồn" bằng cách lai giống với một loài chuột Algeria mà chúng đã ly khai từ hơn một triệu năm qua. Các nhà nghiên cứu cho biết, kiểu truyền gen này giữa các loài khác nhau rất khác thường và lâu nay thường chỉ được phát hiện ở thực vật và vi khuẩn.

Chuột nhà châu Âu đã phát triển được khả năng chống lại những chất độc mạnh
nhất dùng để tiêu diệt chúng nhờ lai giống với một loài chuột Algeria. (Ảnh: BBC)

Các nhà khoa học lo ngại, dạng tiến hóa nhanh chóng nhưng hiếm hoi này có thể báo trước sự sinh sôi nảy nở của các thế hệ gặm nhấm mới, có khả năng kháng cự lại hầu hết những chất hóa học dùng để tiêu diệt chúng. Ví dụ như trường hợp của warfarin - một loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học như chất chống đông máu, ngăn chặn việc hình thành các cục máu đông gây hại. Nó hoạt động thông qua việc ức chế một protein được gọi là VKORC1, vốn quyết định khả năng sản sinh vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu của chúng ta.

Quá nhiều warfarin có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết gây tử vong. Chính đặc tính này đã khiến warfarin được ứng dụng vào việc sản xuất một loại thuộc diệt chuột trong những năm 1950. Tuy nhiên, các con chuột dần dần đã phát triển được khả năng kháng warfarin và nhiều nhóm chuột sở hữu thứ vũ khí mới này đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp thế giới.

Giáo sư Michael Kohn thuộc Đại học Rice ở Houston, Texas (Mỹ) và là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, khẳng định: "Nghiên cứu của chúng tôi rất đặc biệt vì nó liên quan đến cả việc lai tạo giữa hai loài chuột đã ly khai nhau từ 1,5 - 3 triệu năm qua. Hầu hết con cái của chúng không sinh sản vì bị vô sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một cánh cửa nhỏ cho việc di truyền gen từ thế hệ này sang thế khác do vẫn có một số ít chuột cái có khả năng sinh sản".

Nhờ số chuột cái có khả năng sinh sản ít ỏi này, số lượng lớn chuột ở Tây Ban Nha và Đức đã thu được khả năng kháng độc tuyệt vời trong một thời gian rất ngắn, dù các nhà khoa học vẫn không chắc thời điểm xảy ra cuộc trao đổi gen đầu tiên.

Yêu động vật (Theo BBC, Vietnamnet)

Bắt được con trăn gấm nặng hơn 30 kg

Bắt được con trăn gấm nặng hơn 30 kg

Sáng 16.8, ông Võ Văn Ngọc, ở thôn Phú Mỹ 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, trong lúc chăn dê trên dãy núi Sơn Triều thuộc xã Phước Lộc vào chiều 15.8, ông đã phát hiện và bắt được con trăn gấm đực dài hơn 2m, vòng bụng 30 cm, ước nặng trên 30 kg (ảnh).

Rất đông người dân hiếu kỳ đã đổ xô về nhà ông Ngọc để được tận mắt chứng kiến con trăn này. Theo ông Ngọc, thời gian gần đây, dê của ông thường hay bị mất mà không rõ nguyên nhân.

Qua theo dõi, ông nhận định dê mất không phải do bị bắt trộm mà do bị trăn ăn thịt. Cũng theo ông Ngọc, hiện vẫn còn một con trăn có khối lượng nặng gấp đôi con trăn vừa bị bắt đang ẩn nấp tại địa điểm trên.

Hiện có nhiều thương lái đến trả mua con trăn giá trên 6 triệu đồng nhưng ông Ngọc chưa bán.

Trung Quốc tìm ra hóa thạch chim 7 triệu năm tuổi

Trung Quốc tìm ra hóa thạch chim 7 triệu năm tuổi

Viện Bảo tàng Hóa thạch động vật cổ Hezheng ở tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc ngày 19/8 cho biết họ đã phát hiện hóa thạch nguyên vẹn của một chú chim có niên đại hơn 7 triệu năm.

Ông Chen Shanqin, Phó Giám đốc viện Bảo tàng Hezheng cho hay đây là hóa thạch chim còn nguyên vẹn đầu tiên được tìm thấy tỉnh này.

Ông Chen miêu tả đây là hóa thạch của một chú chim đang ở tư thế vùng vẫy với đôi cách rộng hết cỡ và đôi chân bị dính khít vào nhau.

Xét về mặt địa tầng nơi chú chim này bị biến thành hóa thạch và các hóa thạch động vật khác được tìm thấy trước đó, ông Chen kết luận hóa thạch chim này có thể có niên đại hơn 7 triệu năm.

Tuy nhiên ông Chen cũng cho biết các nhà khảo cổ học vẫn cần nghiên cứu thêm xem chú chim này thuộc họ nào.

Theo ông Chen, hiện các nhà khảo cổ học đã tìm ra hơn 30.000 hóa thạch động vật cổ đại trong khu vực và các vùng lân cận, bao gồm những loài như ngựa nguyên thủy 3 móng, động vật có vú ăn cỏ như voi, hay tê giác có lông có niên đại 2,5 - 30 triệu năm, song đây là loài chim hiếm có.

Bí ẩn hộp sọ của cá voi cổ đại

Bí ẩn hộp sọ của cá voi cổ đại
Theo những kết quả nghiên cứu bộ xương hóa thạch của một loài cá voi cổ đại, các nhà khoa học đã đi đến kết luận, hộp sọ của cá voi có nguyên bản là dạng xoắn ốc.

Họ giải thích, với sự cấu tạo hộp sọ méo mó này, thì những loài cá voi mới thích nghi được môi trường sống dưới nước, giúp chúng có khả năng nghe tốt hơn.

Phát hiện trên đã bổ sung thêm những đặc tính, những điều thú vị, bí ẩn mới về quá trình tiến hóa, thích nghi với môi trường sống của loài động vật lớn nhất từng sinh sống trên Trái Đất.

Bộ Cá voi chứa khoảng 90 loài, gần như tất cả là động vật đại dương, ngoại trừ 5 loài cá heo nước ngọt. Các loài còn sinh tồn trong bộ này được chia thành 2 phân bộ là cá voi có răng (cá nhà táng), thực hiện việc định vị bằng tiếng vang và cá voi tấm sừng hàm. Loài cá voi này có tấm sừng ở hàm (thay cho răng), dùng để lọc thức ăn từ nước biển nhưng lại ít có nhu cầu định vị bằng tiếng vang và có hộp sọ đối xứng.

Cá voi “nghịch” với song biển

Các nhà khoa học đã lập luận rằng archaeocetes, là một trong những loài cá voi nguyên thuỷ còn được gọi là Basilosaurus, tiến hoá từ loài thú trên cạn và sau này phát triển thành 2 dạng cá voi hiện đại ngày nay đều có hộp sọ đối xứng tương tự như loài động vật có vú. Một giả thuyết được đưa ra là những loài cá voi có răng đã tiến hóa với hộp sọ dạng xoắn để phù hợp với khả năng định vị bằng tiếng vang . Những vòng xoắn này giúp chúng nghe rõ hơn dưới nước.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại thấy rằng, lịch sử về quá trình tiến hóa của cá voi là một câu chuyện phức tạp, không đơn giản như chúng ta nghĩ khi cấu tạo hộp sọ của archaeocetes, một trong những loài cá voi cổ đại lại không đối xứng. Điều này hoàn toàn trái ngược với những nghiên cứu trước đây.

"Điều này cho thấy tính không đối xứng đã tồn tại từ rất lâu so với những suy nghĩ trước kia, thậm chí trước cả thời kỳ bộ cá voi được chia thành hai nhóm chính là cá voi tấm sừng hàm và cá voi có răng”, chuyên gia nghiên cứu Julia Fahlke, một nhà cổ sinh vật học đến từ trường Đại học Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ cho biết.

Bộ não bị biến dạng

Bà Fahlke bắt đầu nghiên cứu này với sự trợ giúp của một chuyên gia khác là Philip Gingerich đến từ Bảo tàng cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Michigan để tìm hiểu về các quá trình tiến hóa răng của các loài “thủy quái” này. Qua đó sẽ cung cấp thêm cho nghiên cứu của bà về cấu tạo cũng như sự thay đổi về quá trình tiến hóa của loài này theo thời gian là như thế nào.

Fahlke bắt đầu công việc của mình bằng cách nghiên cứu về Basilosaurus, một loài cá voi sống từ 40 tới 34 triệu năm trước trong thế Eocen muộn có thân dài giống như một loài bò sát. Nó là một trong 10 sinh vật biển đáng sợ nhất.

"Chúng tôi đã có một mô hình 3-D của hộp sọ được tạo ra từ máy quét 3 chiều CT scan, và nhận thấy, nó đã bị "biến dạng", bà Fahlke phát biểu trên tạp chí Khoa học LiveScience, Mỹ. "Cũng như tất cả mọi người, chúng tôi cho rằng, điều này có lẽ đã xảy ra trong quá trình chôn cất và hóa thạch”.

“Có thể hộp sọ của loài cá voi cổ đại này không đối xứng”, bà Fahlke nhận định. Tuy nhiên, cũng cần có thời gian xác nhận những thông tin này trước khi đưa ra kết luận chính thức.

Loài cá voi luôn ẩn chứa những điều thú vị đối với các nhà khoa học (Nguồn: Livescience.com)

Một câu chuyện đầy bí ẩn

Để theo đuổi nghiên cứu này, bà Fahlke đã tiến hành theo dõi hộp sọ của archaeocete, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Michigan. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập hóa thạch lớn nhất và đầy đủ nhất thế giới về những con cá voi đã tuyệt chủng.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích sự bất đối xứng này bằng cách so sánh sáu hộp sọ của các loài cá voi cổ đại khác nhau. Kết quả cho thấy không có dấu hiệu biến dạng nhân tạo nào. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã đo những hộp sọ lệch từ một đường thẳng.

Nhìn chung, sáu hộp sọ archaeocete đều có hình dạng đối xứng lệch. Và hai trong số 6 hộp sọ đó không có sự đối xứng.

Những phát hiện này cho thấy sự bất đối xứng trong cấu tạo hộp sọ của cá voi đã không tiến hóa cùng với sự phát triển của định vị bằng tiếng vang. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, những vòng xoắn có khả năng liên kết với âm thanh, giúp cá voi cải thiện khả năng nghe của mình.

Phát hiện này cũng gợi ý rằng cá voi tấm sừng hàm, một trong số các loài động vật lớn nhất từng sống, cá voi xanh ban đầu có hộp sọ méo mó mà sau này, do quá trình tiến hóa mới thẳng ra.

"Sẽ là vô cùng thú vị để nghiên cứu hộp sọ của cá voi tấm sừng để xem liệu có đối xứng không, và khi trong quá trình tiến hóa thì tính đối xứng có bị thay đổi không," bà Fahlke nhấn mạnh.

Fahlke, Gingerich, Wood cùng các đồng nghiệp của họ là Robert Welsh đã mô tả chi tiết nghiên cứu này trên Tạp chí Khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ hôm 22/8 vừa qua.

Yêu động vật (Theo Livescience, Đất Việt)

Cha con người Mỹ câu được cá mập "khủng"

Cha con người Mỹ câu được cá mập "khủng"

Hai cha con người Mỹ vừa câu được một con cá mập lớp ở vùng vịnh Mexico tuần này.

BBC cho hay anh Kevin Stevens và cậu con trai 9 tuổi Hunter bắt được con cá mập khi đang đi câu hôm 23/8. Con cá mập này có chiều dài 2m, thuộc loài cá mập vây đen.

Con cá mập vây đen mà hai cha con anh Kevin Stevens câu được. (Ảnh chụp màn hình)

Stevens kể lại khi thấy cần câu rung chuyển, anh tưởng rằng thêm một con cá mập bé bị mắc câu. Tuy nhiên, khi kéo lên sát thuyền, cha con anh mới nhận ra đó là một con cá mập lớn. Hai người đã phải mất một giờ đồng hồ để đưa "chiến lợi phẩm" bất ngờ này lên con thuyền kayak dài 3,5m của mình.


"Trông nó giống như một chiếc motor ở trên thuyền chúng tôi vậy", anh nói với tờ Galveston County.

Stevens cho biết cá mập vây đen thường không hung dữ nên ít gây nguy hiểm cho con người. Sau khi chụp được những bức ảnh đẹp về con cá mập này, hai cha con đã quyết định trả tự do cho nó.

Thả voọc mông trắng về tự nhiên

Thả voọc mông trắng về tự nhiên

Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư-Vân Long và hội động vật học Frankfurk Đức tại Việt Nam vừa thả 3 con voọc mông trắng về tự nhiên hôm qua.

Đây là ba con voọc đầu tiên trong số 10 con sẽ được thả trong chương trình tái hòa nhập voọc mông trắng vào khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình từ nay đến 2013.

Ba con voọc thả về tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Ảnh do trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp cung cấp.

Ông Tilo Nadlo, trưởng đại diện hội động vật học Frankfurk tại Việt Nam cho biết, ba con thả ngoài tự nhiên lần này thuộc thế hệ F1 và F2 của hai bố mẹ là giống voọc Cúc Phương và voọc Chile. Mỗi con được 5 năm tuổi và nặng khoảng 5-6 kg.

Trước đó, chúng được nuôi dưỡng và cứu hộ tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương nên có điều kiện và khả năng gần gũi với thiên nhiên.

Trước khi thả, voọc mông trắng đã được các chuyên gia kiểm tra sức khỏe và gắn chíp định vị điện tử cho động vật tại Trung tâm Cứu hộ linh trưởng Cúc Phương. Chíp điện tử có công nghệ tiên tiến giúp cho quá trình nghiên cứu và theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của từng con.

Sau đó, 3 con vật được các chuyên gia bảo tồn vận chuyển tới địa điểm thả thuộc khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, nơi cư trú của rất đông quần thể voọc mông trắng.

Hội động vật học Frank furk cho biết, họ sẽ cử cán bộ và chuyên gia theo dõi đến khi nào 3 con voọc hòa nhập với tự nhiên, đồng thời nghiên cứu theo dấu chân voọc 1 năm để phục vụ quá trình nghiên cứu.

Khu bảo tồn Vân Long là nơi cư trú của một quần thể đáng kể loài voọc mông trắng. Đây là loài đang bị đe dọa ở mức nguy cấp và là loài đặc hữu ở Việt Nam. Voọc mông trắng hiện chỉ khoảng 200 con, phân bố nhỏ tại khu vực đồng bằng Bắc bộ trên hệ núi đá vôi.

Trong ba năm 2011-2013, dự án của Việt Nam và Đức dự kiến đưa vào tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long khoảng 10 cá thể được sinh trưởng trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp, vườn quốc gia Cúc Phương.

Mục tiêu của hoạt động này là nhằm tăng số lượng cho loài ngoài tự nhiên và bổ sưng nguồn gene cho lâu dài cho Việt Nam và cả thế giới.

Họ hàng của Rùa hồ Gươm có nguy cơ 'mất tích'

Họ hàng của Rùa hồ Gươm có nguy cơ 'mất tích'

Rùa Đồng Mô, cá thể hiếm hoi còn lại trong số những con rùa cùng loài với cụ ở hồ Gươm, có thể sẽ thoát khỏi nơi sinh sống hiện nay do nước dâng cao.

Rùa Đồng Mô. Ảnh do ATP cung cấp.

Chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP) cho biết trong những ngày này, khi hồ Đồng Mô được xả nước, con rùa trong hồ có nguy cơ bị cuốn ra ngoài.

"Rùa có thể thoát ra ngoài khi bốn cánh cửa đập được mở để xả nước. Một lần nữa loài rùa này lại đối mặt với nguy cơ bị tiêu diệt", Phạm Văn Thông, cán bộ ATP, cho biết.

Tháng 11/2008, trận mưa lịch sử khiến nước hồ Đồng Mô dâng cao, tràn qua đập, khiến con đập đang xây dang dở bị vỡ, nước từ hồ ào ra ngoài như lũ. Rùa khổng lồ đã thoát theo dòng nước ra ngoài đập, rất may các cán bộ bảo tồn và nhân dân đã giải cứu loài rùa quý sau khi nó bị một nhóm người bắt lại.

Sau đó, để ngăn chặn tình trạng rùa thoát ra ngoà và nguy cơ bị săn bắt, ATP đã đặt một tấm lưới chắn tạm thời có bề rộng 60 m, bề sâu là 7m ở trước con đập mới.

Tuy nhiên, mực nước ở Đồng Mô hiện đã dâng lên tới 20m (lên đến 21m là nước tràn), tấm lưới nói trên đã bị chìm dưới mặt nước khoảng 2 mét. Để giữ rùa trong hồ, ATP đã đặt thêm một hàng rào tre và một tấm lưới chắn tạm thời, cách đập tràn khoảng 50 m về phía trong lòng hồ.

"Nếu mực nước tiếp tục tăng thì hàng rào này cũng trở nên vô tác dụng vì nó chỉ nhô lên khỏi mặt nước khoảng 20-30 cm và rất yếu", Thông nói.

Tấm lưới bổ sung để chắn rùa cũng ngập nước. Ảnh do ATP cung cấp.

"Công ty Thủy lợi sông Tích, đơn vị phụ trách vận hành đập Đồng Mô nói rằng sẽ xả tràn ở mực nước 20,5m. Khi đó hàng rào và lưới sẽ rất dễ bị cuốn trôi vì sức nước xả rất mạnh, khi ấy không một vật gì ngăn rùa ở lại trong hồ", Thông nói thêm.

Trước thực trạng trên, ATP đề xuất hai phương án. Một là xây hàng rào chắc chắn với cột bê tông và lưới thép mắt to để ngăn rùa ra khỏi hồ. Phương án hai là sử dụng loại lưới chắc chắn hơn, chẳng hạn tấm lưới đã dùng để bắt rùa Hồ Gươm, đặt ở phía trước đập.

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (CI) xác định con rùa mai mềm lớn ở Đồng Mô thuộc loài Rùa Hoàn Kiếm. Theo báo cáo của CI đưa ra năm ngoái, hiện trên thế giới chỉ còn bốn cá thể loài này còn sống, gồm hai con ở Trung Quốc và hai con ở Việt Nam (một tại Đồng Mô và một ở hồ Gươm). Rùa Hoàn Kiếm đứng đầu danh sách 10 loài rùa đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức nguy cấp nhất thế giới.

Hàng ngàn con hải mã dạt vào bờ biển tây bắc Alaska

Hàng ngàn con hải mã dạt vào bờ biển tây bắc Alaska

Đàn hải mã Thái Bình Dương đã bắt đầu tụ tập trên bờ biển phía tây bắc Alaska, tới các bãi cát vì băng ngoài biển tan.

(Ảnh: Yahoo! News)

Sự di chuyển của đàn hải mã với số lượng lớn như là biểu tượng cho thấy sự ấm lên của khí hậu trong khu vực. 

Ngày 17/8/2011, một tổ chức giữ nhiệm vụ theo dõi các động vật biển có vú, thực hiện điều tra trên biển Chukchi đã phát hiện khoảng 5.000 con hải mã trên một bãi biển Point Lay phía tây bắc Alaska và một đàn thứ hai có 3.000 con hải mã nghỉ ngơi ở gần đó.

Vào mùa đông, hải mã Thái Bình Dương được tìm thấy tại vùng cạnh băng biển ở biển Bering. Các con đực trưởng thành còn ở đây tới mùa hè nhưng các con cái và đàn con của nó thì di chuyển khỏi đây khi băng biển tan chảy, đi theo phía bắc qua eo biển Bering và vào biển Chukchi. Hải mã cái và đàn con của chúng đã đi vào bở biển phía tây bắc của Alaska vào cuối mùa hè và mùa thu trong suốt 4-5 năm qua. Hiện tượng này bắt đầu sau khi băng biển tan ra xa ngoài thềm lục địa với mức nước nông tới vùng nước sâu của lưu vực Bắc Cực.

Hải mã có thể lặn tới 600 feet để tìm trai, ốc và các thực phẩm khác dưới đáy đại dương. Trong khi nước ngoài thềm lục địa có thể sâu tới 10.000 feet trở lên.

Khi di chuyển và tụ tập thành đàn lớn trên bờ biển, các con hải mã sẽ đối mặt với nguy hiểm do sự náo loạn trong đàn.

Trong năm 2007, lần đầu tiên hàng ngàn hải mã di chuyển tói bờ biển phía tây bắc Alaska. Đến năm 2009, thì số lượng tập trung đông chưa từng thấy, lên tới 20.000 con gần Point Lay, một ngôi làng Eskimo cách Barrow 300 dặm về phía tây nam và 700 dặm về phía tây bắc của Anchorage.

Hơn 130 hải mã, chủ yếu là con non, đã bị dẫm đạp trong tháng 9/2009 tại Cape Icy Alaska trong một rối loạn có thể do một con gấu Bắc cực, thợ săn và máy bay gây ra.

Hải mã rất nhạy cảm với hoạt động của con người và máy móc. Cục Cá và động vật hoang dã cảnh báo cho các phi công và cư dân ven biển ở cách xa đàn gia súc khoảng nửa dặm để đảm bảo an toàn.

Các nhà khoa học khảo sát địa chất Hoa Kỳ lên kế hoạch tiếp tục đeo thẻ vệ tinh giám sát cho 35 con hải mã để theo dõi hoạt động của chúng.

Các vận động viên động vật ... nhảy xa ...nhất

Các vận động viên động vật ... nhảy xa ...nhất

Không một loài vật nào có thể 'địch' nổi khả năng nhảy cao và nhảy xa của dê núi, bọ chét, ếch cây ...

10. Dê núi Bharal


Loài dê này chỉ tìm thấy trên dãy Himalaya và là một trong những loài vật có kỹ năng nhảy xa tốt nhất. Chúng có thể leo núi và nhảy từ các vách đá này sang vách đá khác, từ ngọn đồi này tới ngọn đồi khác để tìm kiếm thức ăn.

9. 'Vận động viên' thỏ

Thỏ là một trong những loài vật nhanh nhất thế giới, ngoài ra chúng còn có khả năng nhảy xa tuyệt vời. Chúng có thể kết hợp vừa chạy và vừa nhảy với tốc độ 72 km/h khi bị kẻ thù đuổi bắt.

8. Kangaroo đỏ


Đây là loài động vật có vú nhảy nhanh nhất thế giới. Chúng có thể nhảy với tốc độ 56 km/h.

7. Klipspringer - loài linh dương ở Nam Phi


Chúng cao khoảng 1,5 m và loài linh dương này có thể nhay cao gấp 10 lần chiều cao cơ thể của chúng. Đây là loài vật nhảy cao nhất trong số những động vật có vú có kích thước cơ thể tương đương chúng.

6. Châu chấu


Chúng có thể nhảy xa gấp 20 lần chiều dài cơ thể. Tương đương với việc con người có thể nhảy từ đầu sân đến cuối sân bóng rổ, nhưng điều này chỉ có trong tưởng tượng mà thôi.

5. Loài chuột Kangaroo Rat


Loài chuột này có thể nhảy xa gấp 45 lần chiều dài cơ thể chúng. Đây là loài vật nhảy xa nhất trong số những động vật có vú có kích thước tương tự chúng.

4. Ve sầu Froghopper


Chúng có thể nhảy xa với độ dài gấp 70 lần chiều dài cơ thể. Ve sầu Froghopper được xếp ở vị trí thứ 2 về khả năng nhảy xa trong số những động vật có cùng kích thước cơ thể.

3. Nhện nhảy


Chúng có thể nhảy một quãng đường dài gấp 100 lần chiều dài cơ thể. Tương đương với việc tưởng tượng rằng, con người có thể nhảy xa với độ dài bằng hai chiếc máy bay lớn hợp lại.


2. Ếch cây


Chúng có thể nhảy với khoảng cách gấp 150 lần chiều dài cơ thể. Tương đương với việc con người có thể nhảy một quãng đường dài bằng con tàu Titanic.

1. Bọ chét


Bọ chét có thể nhảy xa với quãng đường dài gấp 220 lần chiều dài cơ thể và nhảy cao gấp 150 lần chiều cao cơ thể chúng. Chúng là loài vật nhảy xa và cao nhất trong số những động vật có cùng kích thước cơ thể.

Yêu động vật (Sưu tầm)