Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Chú chó với 2 triệu người hâm mộ trên Facebook

Chú chó với 2 triệu người hâm mộ trên Facebook

Chú chó với nickname dễ thương "Boo" sinh ngày 16 tháng 3 năm 2006 là chú chó rất nổi tiếng và được nhiều người hâm mộ, chú có hẳn một trang Facebook riêng với hơn 2 triệu người hâm mộ. 

Chú xuất hiện rất nhiều trên các tờ báo, tạp chí danh tiếng (Tạp chí Times), mạng xã hội, và các chương trình ti vi, chú vừa mới ăn mừng cho cuốn sách đầu tay về mình "Boo: The Life Of The World’s Cutest Dog".

Nào cùng ngắm nhìn chú chó Boo đẹp trai:












Video của chú đây:


Kỹ năng làm tổ của chim không phải di truyền

Kỹ năng làm tổ của chim không phải di truyền

Việc làm tổ của chim không phải là một kỹ năng tự nhiên mà là điều phải học và cải thiện dần bằng kinh nghiệm.

Theo hãng tin UPI, các chuyên gia thuộc ĐH Edinburgh (Scotland) đã quay phim những con chim Southern Masked Weaver (một loại chim sâu) ở Botswana khi chúng làm tổ trong suốt mùa sinh sản.

Kỹ năng làm tổ của các con chim thuộc loài trên khác nhau giữa tổ này với tổ kia. Một số xây tổ từ phải qua trái trong khi các con khác làm theo chiều ngược lại.


Một tổ chim Southern Masked Weaver

Các chuyên gia nhận thấy càng xây nhiều tổ, chúng càng đánh rơi ít lá cỏ hơn, nghĩa là việc xây tổ, đối với chúng, là một quá trình học tập.

“Nếu chim làm tổ theo khuôn mẫu di truyền, bạn sẽ nghĩ tất cả các con chim sẽ làm tổ theo cách giống nhau”, chuyên gia Patrick Walsh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

“Tuy nhiên, chuyện này không phải như vậy. Chim Southern Masked Weaver đã phô bày những “biến tấu” trong cách làm tổ của chúng, cho thấy một vai trò rõ ràng của kinh nghiệm. Ngay cả với loài chim, có công mài sắt có ngày nên kim”, ông Walsh nói thêm.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên chuyên san Behavioural Processes.

Cá voi trắng quý hiếm xuất hiện tại Australia

Cá voi trắng quý hiếm xuất hiện tại Australia

Một con cá voi lưng gù trắng, sinh vật mà rất ít người thấy trong đời, vừa xuất hiện gần rạn san hô khổng lồ Great Barrier của Australia vào ngày 24/9.


Con cá voi lưng gù trắng xuất hiện gần quần đảo Whitsunday của Australia hôm 24/9. Ảnh: AFP.

AP dẫn lời Wayne Fewings, một người dân địa phương, cho hay anh thấy một đàn cá voi lưng gù gần quần đảo Whitsunday khi đang ngồi trên thuyền cùng gia đình. Quần đảo Whitsunday là một phần của rạn san hô Great Barrier.

“Tôi phát hiện một con cá voi nhỏ màu trắng trong đàn. Ngay lập tức tôi chộp chiếc máy ảnh. Sau đó con cá voi màu trắng bơi về phía thuyền. Dường như nó muốn chúng kiểm tra chúng tôi. Tôi cứ ngây ra khi ngắm con vật. Đó là cơ hội chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong đời”, Fewings nói.

Mark Read, một quan chức phụ trách việc bảo vệ rạn Great Barrier, nói rằng cá voi trắng là những động vật cực kỳ hiếm. Cứ trung bình 10.000 tới 15.000 con cá voi lưng gù sống dọc theo bờ biển phía đông của Australia thì chỉ có 10-15 con có màu trắng. Cá voi màu trắng hoàn toàn như Fewings thấy lại càng hiếm hơn.

Rất có thể bố mẹ của con cá voi trắng có da màu sẫm, song cả hai đều mang gene quy định da màu trắng ở thể lặn. Một khả năng khác, theo Read, là bố hoặc mẹ của con vật có da màu trắng.

Cá voi lưng gù đang di cư về phía nam nên Read nhận định con cá voi màu trắng đang được mẹ chăm sóc chu đáo để nó có thể tích mỡ trước khi tới vùng biển thuộc Nam Cực. Lớp mỡ dày giúp cá voi giữ ấm cơ thể trong môi trường nước lạnh giá.

Mèo hai mặt 'thọ' nhất thế giới

Mèo hai mặt 'thọ' nhất thế giới

Vào dịp sinh nhật lần thứ 12, chú mèo Frankenlouie đã được ghi vào kỷ lục Guiness mèo hai mặt sống lâu nhất trên thế giới. Frankenlouie có tới bốn mắt, hai mũi, hai miệng. Frankenlouie đang sống cùng chủ là một cự y tá thú y ở bang Massachusetts, Mỹ.




Chú mèo hai mặt này sống được 12 năm.

Những trường hợp mèo hai mặt trước đây chỉ sống được trong vài tiếng hoặc nhiều nhất là vài ngày, nhưng Frankenlouie đã thể hiện được sức sống dẻo dai của mình khi vẫn “phong độ” ở tuổi 12.
Ban đầu, Frankenlouie cũng gặp phải khá nhiều khó khăn để bắt nhịp với cuộc sống, nhưng dần dần nó đã có thể kiếm soát hai đầu của mình.

Vì sự khác biệt, Frankenlouie trở thành “ngôi sao” ở bất cứ nơi đâu nó đặt chân tới. Có hàng nghìn người trên khắp thế giới xem những video của Frankenlouie trên You Tube.


Chú chó giúp chủ phát hiện ung thư

Chú chó giúp chủ phát hiện ung thư

Brenda Jones phát hiện ra mình bị ung thư vú nhờ chú cún trung thành.

Brenda Jones (47 tuổi) cảm thấy mình vẫn khỏe nhưng chú chó Murphy của bà lại thấy có điều bất ổn. Murphy cư xử rất kỳ lạ một tuần trước khi nhảy lên cào vào ngực trái của Brenda, khiến bà vô cùng đau đớn.

Ngay hôm sau, bà đi kiểm tra chỗ Murphy vừa cào và được chẩn đoán mắc ung thư vú âm tính cấp độ ba, một loại ung thư rất hiếm gặp. Brenda lập tức tiến hành phẫu thuật khẩn cấp và hiện đang trải qua quá trình hóa trị liệu. Bà tin rằng chú cún cưng năm tuổi đã cứu sống mình.

Chú chó Murphy đã cứu sống bà Brenda

Brenda kể lại: "Khác hẳn mọi khi, thời gian đó, lúc nào Murphy cũng nhảy vào lòng, rúc vào ngực và nhìn tôi chằm chằm. Một tuần sau, tôi đang ngồi trên ghế sofa thì Murphy nhảy lên cào vào ngực trái của tôi. Tôi rất đau đớn và dường như cảm thấy chỗ u lồi lên. Tôi cho rằng Murphy có thể cảm nhận khối u của tôi. Nếu nó không cào tôi ngày hôm đó thì tôi đã không phát hiện ra căn bệnh của mình”.

Theo các nhà khoa học, chó có khứu giác tốt hơn con người khoảng một triệu lần. Trong não chó có một bộ phận riêng biệt để xử lý mùi. Các nghiên cứu cho thấy chó có thể phát hiện sự khác biệt giữa các tế bào bình thường và tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu hy vọng chế tạo một loại "mũi điện tử” để thực hiện nhiệm vụ tương tự. Một số tổ chức đang tiến hành đào tạo chó để nhận định mùi nước tiểu của bệnh nhân ung thư. Mục tiêu lâu dài là khám phá liệu ung thư có mùi chung, giúp chẩn đoán ung thư nhanh và chính xác hơn, cứu sống hàng ngàn người.

Phát hiện hóa thạch của cá sấu tại Dominica

Phát hiện hóa thạch của cá sấu tại Dominica

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra những hóa thạch của cá sấu được bảo quản cực kỳ tốt trong một hang động nước ngọt ở nước cộng hoà Dominica. 

Hiện các nhà khoa học đang làm việc để xác định tuổi chính xác của các hóa thạch này. Ngoài ra các nhà khoa học còn phát hiện thêm xương của loài khỉ cổ đại, một phần hóa thạch của con lười, con dơi, chim, và một số sinh vật khác trong hang động này.

Các hóa thạch trong hoang động dưới nước này gần như hoàn hảo cho việc nghiên cứu.


Mõm cá sấu hóa thạch.


Các nhà nghiên cứu đang thu thập hóa thạch mà niên đại của nó có khả năng lên đến hàng ngàn năm tuổi.


Các nhà nghiên cứu đã lặn 2 lần để thu thập bộ xương gần như hoàn toàn gồm: hộp sọ (ảnh), tay, chân, cột sống, và một cái đuôi.


Lối vào hang động nước ngọt nơi ít nhất bốn cá sấu hóa thạch đã được tìm thấy.


Vẻ đẹp hùng vĩ bên trong hang động


Thu thập xương chậu của một con lười và răng cá sấu ở tầng đất ngập nước.


Các bộ xương của những con dơi


Cột sống hóa thạch của cá sấu

Phát hiện 4 con vượn quý hiếm

Phát hiện 4 con vượn quý hiếm

Kiểm tra tại hai cơ sở nuôi thú, cơ quan chức năng Bình Dương đã thu giữ được 4 con vượn nằm trong danh sách các loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã tổ chức bàn giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (TP HCM) 4 con vượn đen má vàng (có tên khoa học là Hylobates Gabriellae) trọng lượng 22 kg chiều qua.

Ngoài ra, một con trăn đất trọng lượng 4 kg (tên khoa học là Python Moilurus) cũng được chuyển giao cho trung tâm để chăm sóc, nuôi dưỡng để phục hồi sức khỏe sau đó sẽ thả về thiên nhiên.

Trước đó, qua phối hợp với Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Bình Dương đã kiểm tra và phát hiện số thú trên đang được nuôi nhốt tại 2 cơ sở. Qua làm việc các chủ cơ sở này đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp số thú nêu trên.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Một số loài ếch nhái thoát khỏi nạn tuyệt chủng do nấm Chytridiomycosis

Một số loài ếch nhái thoát khỏi nạn tuyệt chủng do nấm Chytridiomycosis

Nấm Chytridiomycosis đã dần lan rộng khắp nơi trên thế giới và gây nên nạn tuyệt chủng cho nhiều loài lưỡng cư.

Hai năm trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cơ chế gây bệnh của loài nấm này: nấm hủy hoại kết cấu da của sinh vật khiến các chất dinh dưỡng thiết yếu không thể vận chuyển qua màng được, hậu quả là làm tim ngừng đập. Ếch nhái và các loài lưỡng cư khác không có khả năng kháng cự đã nhanh chóng bị chết nhưng trong đó có một số cá thể chết sau vài tuần nhiễm bệnh.

Nhưng một số cá thể lưỡng cư hoặc một vài loài lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi loài nấm nói trên đã gây bối rối cho các nhà khoa học. Các loài sa giông và lưỡng cư thủy sinh (caecilians) cũng ít bị ảnh hưởng hơn các loài ếch nhái cũng là một bí ẩn.

Các nhà khoa học đã có bước đột phá tiến tới tìm ra nguyên nhân khiến một số loài ếch nhái sống sót sau khi bị nhiễm nấm chytridiomycosis, trong khi đó một số khác bị chết nhanh chóng.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Cornell (Mỹ) đã xác định được các nhân tố gene được cho là nguyên nhân khiến một số cá thể ếch có khả năng miễn dịch đối với loài nấm này. Khả năng miễn dịch này có thể thay đổi các kết hợp nuôi nhốt – Nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Để có kết luận trên, các nhà khoa học đã thu nhận các nhóm cá thể loài ếch da báo (Leopard frog) từ 5 khu vực khác nhau thuộc bang Arizona về nuôi nhốt trong điều kiện phòng thí nghiệm và cho chúng nhiễm nấm chytrid (Batratochytrium dendrobatidis, hay viết tắt là Bd). Toàn bộ số cá thể thu nhận từ 3 trong số 5 khu vực trên đã bị chết. Một vài cá thể thuộc hai nhóm còn lại sống sót và hoàn toàn hồi phục sau 2 tuần.

Các nhà khoa học đã phân tích lại chuỗi AND của loài ếch này và phát hiện ra gene liên quan đến hệ thống kháng thể là gene MHC (Major histocompatibility complex). Gene này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh như nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào tế bào và được ví như “người gác cổng”.

Các nhà khoa học cũng có kết luận rằng số ếch da báo sống sót thuộc 2 nhóm trong thí nghiệm kể trên thực ra đều là các cá thể đã bị nhiễm nấm trong tự nhiên nhưng đã sống sót tại khu vực Arizona năm 1970. Các nhà khoa học cho rằng các gene kháng thể là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên vì chỉ các cá thể khỏe mạnh nhất còn sống sót.

Các nhà khoa học cho rằng tình trạng mất nơi cư trú, các loài sinh vật xâm lấn và sự suy thoái môi trường sống là những nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm số lượng các loài lưỡng cư. Nếu có thể cung cấp cho các loài này môi trường sống thích hợp để chúng duy trì số lượng cá thể và tăng tính đa dạng di truyền (đa dạng gene) chúng sẽ có khả năng thích ứng cao hơn với nấm Bd.

Sóc đỏ sắp tuyệt chủng

Sóc đỏ sắp tuyệt chủng

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh, Sóc đỏ sẽ tuyệt chủng trong vòng 20 năm nữa.

Sóc đỏ sẽ tuyệt chủng trong vòng 20 năm tới

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Oxford, số lượng Sóc đỏ đã giảm hơn 50% trong vòng 50 năm qua do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, nỗ lực bảo tồn của chính phủ thất bại và cuộc chiến giữa Sóc đỏ với Sóc Xám và chỉ 20 năm nữa chúng ta sẽ không còn được nhìn thấy chúng.

Sóc đỏ hay còn gọi là Sóc Á-Âu là động vật ăn tạp, sống trên cây, thuộc chi Sciurus. Sóc có chiều dài cơ thể từ 19-23cm, nặng khoảng 250-340g.

Ngoài Sóc đỏ, Nhím Âu, Chuột nưa sóc, thỏ rừng, mèo rừng cũng nằm trong danh sách bị đe dọa trong đó số lượng cá thể Nhím Âu đang sụt giảm nghiêm trọng từ 30 triệu cá thể những năm 1950 nay còn 15 triệu, theo báo cáo của Hiệp Hội bảo tồn Động vật Hoang dã của trường ĐH Oxford.

Mặc dù nhiều động vật có vú của Anh đã giảm đáng kể trong 25 năm qua song một số loài khác đã ổn định thậm chí còn tăng lên trong thập kỷ qua như chuột đồng, rái cá...

Báo đe dọa người dân khu ổ chuột ở Ấn Độ

Báo đe dọa người dân khu ổ chuột ở Ấn Độ

Các cư dân của khu nhà ổ chuột đang đang sinh sống ở Mumbai (Ấn Độ) vừa nhận được cảnh báo về nguy cơ báo hoa mai tấn công khi chúng xuống đường phố.

Khu nhà tạm ở thành phố ven biển Ấn Độ gia tăng đã vượt quá sức chịu đựng của khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất của nước này, làm "căng thẳng xung đột" giữa cư dân và động vật ở đây.

Trong các huyện phía bắc của Borivali, cha mẹ sợ báo tấn công nên giữ trẻ con ở nhà không cho đi ra ngoài đường phố khi hoàng hôn buông xuống. Sau khi ăn thịt các con chó đi lạc, gà, dê, và cả rác thải sinh hoạt, báo hoa mai thường tới khu ổ chuột mỗi ngày. Cư dân đang lo ngại rằng, vật nuôi địa phương sẽ không đủ làm cho báo hết đói.


Báo thường ăn vật nuôi và đe dọa người dân ở khu ổ chuột

Theo các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã cho biết, ít nhất 200.000 người đã lấn biên giới của công viên Vườn quốc gia Sanjay Gandhi để xây dựng nhà tạm. Tuy đây là hoạt động bất hợp pháp nhưng nó lại được các chính trị gia phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người dân địa phương bảo vệ.

Geeta Seshamani, người đồng sáng lập của tổ chức động vật hoang dã SOS, cho rằng chính sự gia tăng mạnh về dân số Mumbai, với 21 triệu đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua là nguyên nhân gây ra cuộc xung đột giữa người dân địa phương và báo hoa mai.

Từ năm 2004-2005, 33 người dân Mumbai đã chết do báo tấn công. Người dân địa phương lo sợ sự mở rộng ranh giới của thành phố cũng đồng nghĩa với việc gia tăng hàng loạt các cuộc tấn công của báo.

Ít nhất có 35 con báo sống ở Vườn quốc gia Sanjay Gandhi. Seshamani cho biết dân số báo tăng lên do báo hoa mai được đưa vào công viên từ các vùng khác.

Đẳng cấp trong xã hội ong mật

Đẳng cấp trong xã hội ong mật

Trong xã hội ong mật, một ít ấu trùng được chọn làm ong chúa và đa số còn lại làm ong thợ, đó là nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san Journal of Proteome Research.

Các học sinh thường được dạy rằng, chỉ có một ong chúa trong một đàn ong và nó phát triển từ ấu trùng được nuôi bằng sữa ong chúa. Các ấu trùng còn lại phát triển thành những ong thợ đực và cái. Mặc dù ong chúa và ong thợ có các gien gần giống nhau, số phận của chúng có thể khác nhau rất nhiều.


Theo tiến sĩ Jianke Li và cộng sự, ong chúa thường có kích thước lớn và chuyên về sinh sản, trong khi các ong thợ nhỏ tham gia vào những hoạt động nhằm bảo vệ đàn của mình. Ong chúa sống 1-2 năm còn ong thợ chỉ tồn tại không quá 6-7 tuần. Để thu thập thêm thông tin, các nhà khoa học đã xem xét những protein bên trong các tế bào của ấu trùng được trù định trở thành ong chúa và ong thợ.

Họ phát hiện có những khác biệt quan trọng vào giai đoạn đầu đời, trong hoạt động của protein ở các ty lạp thể, tức những cấu trúc tạo năng lượng cho tế bào. Các khác biệt này bao gồm những thay đổi về số lượng protein được sản sinh trong tế bào và hoạt động của chúng. Ở ấu trùng ong chúa, các protein linh hoạt hơn nhiều so với ong thợ. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy các protein có những hoạt động tăng cường sự chuyển hóa có vai trò quan trọng trong quá trình xác định đẳng cấp.

Trước đó, nghiên cứu của ông Masaki Kamakura, chuyên gia côn trùng học thuộc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học ở Toyoma (Nhật Bản), đã xác định một protein có tên gọi royalactin là tác nhân chính trong việc tách bạch ấu trùng ong mật để đảm nhận vai trò ong chúa.

Yêu động vật (Theo Thanh Niên)

Bọ cánh cứng “làm thịt” cóc

Bọ cánh cứng “làm thịt” cóc

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv phát hiện, loài bọ cánh cứng Epomis trưởng thành có thể gây rắc rối, thậm chí là ăn thịt loài cóc săn mồi và các loài lưỡng cư.

Khi các nhà nghiên cứu đặt con bọ Epomis và cóc vào trong cùng một chiếc thùng, kết quả cho thấy con cóc bị con bọ đánh bại.

Con bọ sẽ cắn vào miệng cóc và ăn thịt cóc (Ảnh: news.discovery)

Sau khi 2 con vật đượng đặt gần nhau, con bọ bắt đầu di chuyển phần đầu và râu của mình để thu hút sự chú ý của con cóc.

Con cóc và các loài lưỡng cư thường xuyên ăn họ hàng ấu trùng Epomis, vì vậy các con cóc nghĩ rằng nó đã phát hiện một bữa ăn và bắt đầu tới gần hơn. Càng gần nó càng được, ấu trùng vẫy gọi.

Cóc thè lưỡi bắt ấu trùng nhưng khi chui vào miệng cóc, Epomis đã sử dụng mồm mình cắn vào miệng cóc và hút nước của cóc sau đó ăn thịt. Đôi khi ấu trùng chỉ được một bữa ăn nhẹ và con cóc thì bị tổn thương, tuy nhiên cóc thường trở thành một bữa ăn trưa của ấu trùng.

Thậm chí con cóc nuốt được con bọ thì nó vẫn sống trong dạ dày cóc 2 giờ và chui ra khỏi miệng rồi ăn thịt cóc.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, đây có thể là cơ chế bảo vệ trong quá trình tiến hóa của Epomis. Vì loài bọ này và ấu trùng của nó sống trong môi trường giống với động vật lưỡng cư.

Loài cá bị biến đổi gen vì vụ tràn dầu vịnh Mexico

Loài cá bị biến đổi gen vì vụ tràn dầu vịnh Mexico

Loài cá phổ biến trong các đầm lầy tại bang Louisiana, Mỹ, đã bị biến dạng và có thể không sinh sản bình thường do vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm ngoái.

Loài cá killifish. Ảnh: Killi.net

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc đại học Louisiana (LSU) thực hiện cho thấy loài cá killifish đang bị ảnh hưởng từ vụ việc này. Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Mỹ.

Phát hiện này trái ngược với suy nghĩ của nhiều người về thảm họa tràn dầu ở vịnh Mexico không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh vật biển ở bang Louisiana.

Nếu như trước đây, các nghiên cứu hướng vào đo mức độ ô nhiễm dầu thì lần này, các nhà khoa học tập trung vào sự thay đổi trong gene của loài cá killifish bị ảnh hưởng ô nhiễm. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra những hiệu ứng "dưới mức gây chết" đối với loài cá killifish.

Theo các nhà khoa học, nang, ruột và các cơ quan tim mạch của con cá đã bị hư hỏng, kích thước của chúng cũng nhỏ hơn bình thường. "Những con cá bị tổn thương khá nặng, chức năng sinh lý và sinh sản của loài cá này có dấu hiệu suy giảm", ông Fernando Galvez, một nhà sinh học ở LSU nói trên AP.

Ông Andrew Whitehead, nhà nghiên cứu hệ gene của LSU nói: "Hải sản ở Louisiana hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu nghiên cứu về mặt sinh học của loài cá này chắc chắn chúng đã bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với dầu và điều này sẽ ảnh hưởng đến số lượng loài cá killifish".

Theo ông Bernard Rees, nhà sinh lý học về cá từ trường đại học New Orleans cho biết, công trình chỉ ra mối quan hệ quan trọng giữa ô nhiễm dầu và các hiệu ứng sinh lý có thể xảy ra. Nhưng ông này nói rằng, còn quá sớm để cảnh báo về những tác hại hay ảnh hưởng lâu dài vì "thiên nhiên luôn có khả năng tự hồi phục và chúng ta phải chờ đợi và xem xét số lượng loài cá", ông Bernard Rees lưu ý.

Vụ tràn dầu ở vịnh Mexico xảy ra tháng 4 năm ngoái. Theo đánh giá của Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Mỹ, vụ tràn dầu này kéo dài trong 87 ngày với lượng dầu tràn ước tính lên tới 4,9 triệu thùng, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu vực đầm lầy và bờ biển phía đông nước Mỹ trong phạm vi trải dài tới 1.700km, và làm hơn 6.000 con chim bị chết.]

Sự tồn tại của các loài thực vật có hoa phụ thuộc vào loài côn trùng thụ phấn đặc trưng

Sự tồn tại của các loài thực vật có hoa phụ thuộc vào loài côn trùng thụ phấn đặc trưng

Một con ong (orchid bee) đực đang thu thập các hợp chất hương thơm từ hoa của cây phong lan Notylia. Con ong cái (orchid bee) sẽ chọn bạn tình dựa trên sự pha trộn của các hợp chất hóa học.

Loài ong thụ phấn cho cây phong lan (orchid bee) không quá phụ thuộc vào loài cây phong lan trong quá trình tiến hóa, theo kết quả của một nghiên cứu mới, đã thách thức quan điểm phổ biến về cách thức mà: thực vật và loài côn trùng thụ phấn cho nó, phát triển cùng nhau.

Lâu nay các nhà sinh vật học vẫn cho rằng: các giống loài trong mối quan hệ hợp tác chuyên môn cao thường tham gia vào một quá trình tiến hóa đồng thời, liên tục cùng với nhau.

"Những gì chúng tôi thấy là quá trình tiến hóa một cách chuyên môn đối ứng đã không tồn tại giữa loài ong thụ phấn cho cây phong lan và cây phong lan", theo tiến sĩ thực tập Santiago Ramirez, tác giả hàng đầu của nghiên cứu trên và là nhà nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm của phó giáo sư Neil Tsutsui Khoa Khoa học môi trường, chính sách và quản lý, Đại học California Berkeley Hoa Kỳ.

"Con ong phát triển sớm hơn nhiều một cách độc lập, trong khi hoa lan xuất hiện đã bị bắt kịp".

Liên kết cụ thể giữa những con ong và các loài cây phong lan: chúng đến với nhau và đã được ghi nhận bởi các nhà thực vật học và các nhà tự nhiên học, bao gồm cả Charles Darwin. Các nhà sinh vật học phát hiện ra rằng các con ong đực cần các hợp chất nước hoa cụ thể được sản xuất bởi loài thực vật có hoa này để giao phối với những con ong cái.

Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Science, số ra ngày 23 tháng 9 năm 2011, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 7.000 con ong đực và trình tự DNA từ 140 lan pollinaria, gói nhỏ có chứa tất cả các hạt phấn hoa được sản xuất bởi một bông hoa duy nhất. Các nhà nghiên cứu đã có thể suy ra lịch sử tiến hóa của cả ong và cây phong lan và cách thức mà loài ong này thụ phấn. Các nhà nghiên cứu cũng xác định số lượng và phân tích các loại nước hoa được thu thập bởi những con ong phong lan và so sánh chúng với các hợp chất được sản xuất bởi hoa của cây phong lan.

Thật ngạc nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con ong này đã phát triển ít nhất 12 triệu năm trước so với các đối tác cây phong lan của chúng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng các hợp chất được sản xuất bởi hoa phong lan chỉ chiếm 10% lượng các hợp chất được thu thập bởi các con ong này. 90% lượng các hợp chất còn lại có thể đến từ các nguồn khác, bao gồm cả nhựa cây.

"Điều này cho thấy rằng những con ong đực trong hóa trình tiến hóa đã thu thập những hợp chất này từ rất nhiều nguồn cung cấp khác nhau, và các cây phong lan đã tiến hóa chậm hơn đến hàng nhiều triệu năm", theo Ramirez.

Về bản chất, cây phong lan có nhu cầu bức thiết là cần được thụ phấn bởi những con ong lớn hơn nhiều so với những đòi hỏi ngược lại của các con ong với cây phong lan.

Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn sinh học, đặc biệt là do sự suy giảm đáng báo động trong vòng 15 năm qua của con ong thụ phấn trên toàn thế giới.

"Nhiều loài thực vật rất là phụ thuộc vào loài côn trùng thụ phấn đặc trưng của chúng", theo Ramirez, người đã bắt đầu công việc này trong khi còn là một nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm của giáo sư sinh học Naomi Pierce, Đại học Harvard, Hoa Kỳ. "Nếu một loài ong bị tuyệt chủng , thì tương ứng có đến 3-4 loài hoa phong lan biến mất".

Nhiều họ hàng trong số các loài lan này không tạo ra bất kỳ loại hình thức khác của phần thưởng, chẳng hạn như mật hoa, để mà có thể thu hút được các loài côn trùng thụ phấn khác.

Ramirez cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với lý thuyết mới: những ý kiến ​​ cho rằng côn trùng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự sinh sôi nẩy nở của các loài thực vật có hoa". "Điều này đã làm nổi bật sự phụ thuộc giữa các hệ sinh thái, cũng như quá trình tiến hóa của thực vật có hoa và côn trùng thụ phấn đặc trưng của chúng, cho thấy rằng mối đe dọa mới cho các loài côn trùng thụ phấn có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến các hệ sinh thái mà các loài thực vật có hoa đang sinh sống".

Sinh vật bị tận diệt do hạn hán

Sinh vật bị tận diệt do hạn hán

Bang Texas, Mỹ đang phải trải qua tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử. Cây cối thiếu nước nghiêm trọng đang chết dần chết mòn, cháy rừng liên tục xuất hiện tại các khu vực như đầm lầy còn động vật thì không có đủ cỏ để ăn.

Các bức ảnh được chụp lại bởi Ban quản lý Công viên và Động vật hoang dã bang Texas (TPWD) cho thấy tình trạng hạn hán vô cùng nghiêm trọng.

Cả khu vực hồ phía Tây Texas đã biến thành màu đỏ như máu. Hồ O.C. Fisher cạn khô đến mức các loài cá tại đây đều bị chết do thiếu ôxy và vi khuẩn khiến nhiều vũng nước còn sót lại bị chuyển sang màu đỏ. Mức oxy của hồ Fairfield ở miền Đông Texas gần đây cũng giảm xuống rất thấp làm cho hơn 170.000 con cá bị chết, Steve Lightfoot – phát ngôn viên của TPWD nói.

Một con bò bị chết khô trong đợt hạn hán năm nay ở Texas. (Ảnh: Earl Nottingham)

Cơ quan theo dõi hạn hán Hoa Kỳ (U.S Drought Monitor) cho biết khoảng 85% diện tích bang Texas phải chịu hạn hán bởi sự xuất hiện của chu kỳ La Nina, John Nielsen-Gammon, nhà khí hậu học bang Texas phát biểu trên LiveScience. Tình trạng này là kết quả của sự nóng lên toàn cầu.

La Nina có thể xuất hiện ở Thái Bình Dương, báo trước một mùa đông khô và hạn hán kéo dài trong nhiều năm ở Texas. Một trận mưa nhiệt đới hoặc bão lớn sẽ cứu vãn được tình trạng này nhưng cơ hội đó không nhiều. Theo các nhà khoa học, tỷ lệ đó sau ngày 24/9 chỉ là khoảng 1/50.

Số lượng động vật hoang dã sinh sống trên địa phận thuộc bang Texas đang suy giảm đáng kể trong năm nay, đặc biệt là loài hươu Texas, do nguồn thức ăn của chúng đã bị khô héo hết. Điều đáng lo ngại hơn là các loài chim di cư đi qua Texas bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài vào cuối mùa thu nhiều khả năng sẽ phải đi tìm nơi khác vì không có đủ nước cho chúng.

Trong khi đó, thời tiết khô và nhiệt độ cực cao trong mùa hè này là một trong những nguyên nhân gây nên những vụ hỏa hoạn trên toàn bang. Lửa đã đốt cháy hơn 3,5 triệu mẫu rừng và đồng cỏ của Texas cùng hơn 1000 ngôi nhà trong năm nay.

Tại Texas, toàn bộ hệ sinh thái từ các loài côn trùng nhỏ đến các loài động vật ăn thịt lớn hiện đang nỗ lực để sống sót qua giai đoạn này. Hạn hán đang tạo nên tác động dây chuyền đến tất cả các sinh vật tại Texas. Tác động của hạn hán sẽ còn lan sang các bang và qua biên giới nước khác do Texas là một bang lớn với hệ sinh thái đa dạng. Tác động này còn kéo dài trong nhiều năm sau khi hạn hán kết thúc, các nhà nghiên cứu chia sẻ thêm.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Ghê rợn váy làm từ 3.000 vú bò

Ghê rợn váy làm từ 3.000 vú bò

Các nhà bảo vệ quyền lợi động vật đã phản đối kịch liệt và cho rằng nhà thiết kế thời trang Rachel Freire không có tinh thần tôn trọng động vật sau khi cô ra mắt bộ sưu tập thời trang gây sốc được làm từ 3.000 chiếc vú bò tại tuần lễ thời trang Lodon.


Thứ Hai vừa qua, tại Somerest House, trong khuôn khổ London Fashion Week, người mẫu đã mặc bộ váy làm từ vú bò để biểu diễn trên sàn catwalk trước rất nhiều lời bàn tán và ngạc nhiên của khán giả phía dưới.


Bạn nghĩ rằng bộ váy thịt bò của Lady Gaga đã là quá khủng khiếp và chẳng ai dám sáng tạo những thứ tương tự để mặc lên người ư? Có vẻ câu trả lời là không, may váy áo từ vú của những con bò dường như còn ghê rợn hơn cả những miếng thịt đơn thuần.

Nhà thiết kế thời trang 32 tuổi, đến từ Anh Quốc, đã từng làm việc với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Christina Aguilera và Courtney Love. Những cô người mẫu rất tự tin mặc hai bộ váy và áo ngực được gắn kết từ hàng nghìn chiếc vú bò.


Tất nhiên, nhà thiết kế trẻ tuổi này nhận được nhiều lời chỉ trích từ Chính phủ, các tổ chức hoạt động bảo vệ động vật. Mặc dù vậy, cô Freire giải thích cho bộ sưu tập của mình: “Tôi tạo ra những bộ váy sử dụng chất liệu hoàn toàn đã bị bỏ đi trong các lò mổ. Những gì tôi đang làm chỉ đơn thuần là tái chế. Những người phản đối tôi không hề hiểu rằng hằng ngày vẫn có hàng trăm tấm da thú vẫn được đưa vào sử dụng”.

Yêu động vật (Theo ione)

"Chúa sơn lâm" bị dân làng ném đá cho tới chết

"Chúa sơn lâm" bị dân làng ném đá cho tới chết

Những người dân làng Aagaon Barguta thuộc huyện Rajnandgao, bang Chhattisgarh vô cùng vui mừng khi tiêu diệt được một con hổ cái lớn.

Con hổ này ở một khu rừng bảo tồn đã tát chết một phụ nữ, tấn công làm bị thương 2 người đàn ông và bắt nhiều gia súc, gây hoảng sợ trong dân chúng địa phương.

Những người dân làng đã làm một bẫy lưới lớn trong để một con mồi và mắc vào bẫy những ống bơ để báo động khi hổ mắc bẫy.

Sau nhiều ngày đêm chờ đợi, kết quả “bà chúa sơn lâm” đã mắc bẫy. Nhận được tín hiệu này, dân làng đã kéo tới khu vực hổ mắc bẫy và dùng đá ném vào nó suốt 6 giờ liền cho tới khi con hổ to lớn và dũng mãnh cũng phải gục ngã. Khi hổ đã chết hẳn, dân làng khiêng xác nó và hò reo ăn mừng chiến thắng.

Các nhân viên kiểm lẫm khu bảo tồn tỏ ý rất lấy làm tiếc về việc con hổ bị chết. Họ nói mặc dù hung dữ song con hổ này không ăn thịt người và lẽ ra chỉ cần bắn thuốc mê cho nó ngủ sau đó đưa trả về rừng bảo tồn là tốt hơn cả. Tuy nhiên, do họ tới chậm nên đã không kịp ngăn cản dân chúng trút giận dữ vào nó.

Trước đó, đội kiểm lâm đã phái một nhóm tới khu vực này để “bắt” hổ về, tuy nhiên do phiến quân hoạt đông mạnh ở đia phương này nên cuối cùng nhóm này phải rút sau 12 ngày đêm cắm trại gần làng Aagaon Barguta.


Tội nghiệp chú chó bị ném xuống biển để… tiêu khiển

Tội nghiệp chú chó bị ném xuống biển để… tiêu khiển

Em cún đáng thương gần như bị kiệt sức hoàn toàn…

Một khách du lịch khi đến bờ biển Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc, đã tình cờ ghi lại được cảnh một người thanh niên liên tục ném một chú cún tội nghiệp xuống biển chỉ để… cho vui.



Chú cún tội nghiệp bị ném xuống biển…

Theo bản năng sinh tồn, mỗi lần bị ném xuống biển chú chỏ nhỏ lại bơi vào bờ và sau đó nó lại bị ném tiếp. Rất nhiều người đã can ngăn, phản động hành động ném chó dã man này nhưng đều không tác dụng.


Chú cún may mắn trèo lên được một tảng đá.


Một người đàn ông đã bơi ra phía tảng đá và đem chú cún vào bờ.

Chú chó tội nghiệp bị ném xuống nước nhiều quá nên dần kiệt sức và không bơi nổi vào bờ, may mắn là nó đã trèo lên được một tảng đá ở giữa biển. Sau đó tên thanh niên độc ác đã bỏ đi và một du khách đã bơi ra phía tảng đá để đưa chú cún vào bờ.



Chú cún tội nghiệp sau khi được đưa vào bờ.

Một người phụ nữ trẻ đã nhận nuôi chú cún bé bóng và hứa sẽ mang lại sự an toàn cho nó. Nhưng đáng buồn là người thanh niên độc ác kia có thể sẽ chẳng phải chịu hình phạt nào sau những gì hắn làm…


Hy vọng em í sẽ có một cuộc sống hạnh phúc.

Teen ơi, chúng mình hãy luôn cố gắng bảo vệ những em cún và mèo đáng yêu nhé, hãy để các em í luôn được sống an toàn và hạnh phúc nha.

Yêu động vật (Theo PLXH)

Thiếu niên TP HCM thả cá về tự nhiên

Thiếu niên TP HCM thả cá về tự nhiên


Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WAR) hướng dẫn 20 thiếu niên ở TP HCM gây nuôi và thả cá lia thia về thiên nhiên hôm qua.


Cá lia thia. Ảnh: WAR.

Hơn 100 con cá lia thia (Betta imbellis) trong chương trình “Nhân giống và thả cá bản địa về thiên nhiên” của WAR đã được các em thiếu niên thả về rạch Cầu Sơn - một phụ lưu sông Sài Gòn.

Hoạt động này góp phần phục hồi quần thể cá bản địa, qua đó xây dựng ý thức bảo tồn thiên nhiên cho thiếu niên tại TP HCM.

Trước đó, hơn 200 con cá lia thia cũng đã được tổ chức WAR và học sinh thả xuống các phụ lưu khác của sông Sài Gòn nhằm hồi phục số lượng cá lia thia vốn đang trở nên hiếm hoi tại các thuỷ vực thuộc địa bàn TP HCM.

Ông Bùi Hữu Mạnh, Chuyên gia Bảo tồn thuộc WAR cho biết: “Nếu được hướng dẫn, việc gây nuôi, nhân giống cá lia thia khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, công sức và với chi phí thấp”.

“Chỉ bằng một hành động nhỏ: nuôi cá bản địa để làm cảnh hay phóng sinh thay vì sử dụng các loài cá nhập nội khác, các em thiếu niên đã cùng với WAR tham gia bảo vệ một loài sinh vật bản địa đang dần biến mất khỏi môi trường đô thị", bà Đỗ Thị Thanh Huyền, quản lý Chương trình Giáo dục Bảo tồn của WAR khẳng định.

Yêu động vật (Theo Vnexpress.net)

Cá sấu da cam

Cá sấu da cam

Một con cá sấu trong vườn thú tại Australia khiến mọi người sửng sốt khi da của nó chuyển sang màu da cam.


Da của Snappy chuyển từ màu xám sang màu da cam. Ảnh: Discovery.

Herald Sun cho biết, con cá sấu mang tên Snappy sống trong vườn thú Roaming Reptiles - nơi chuyên nuôi động vật bò sát - tại Australia. Hiện tại chiều dài thân của nó vào khoảng 2,5 m.

Tracey Sandstrom, một nhân viên trong vườn thú, kể rằng Snappy từng phá thiết bị lọc nước trong chuồng của nó.

"Vài tuần sau đó tôi nhận thấy da của Snappy chuyển sang màu da cam. Nhưng dường như màu da mới không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đối với con cá sấu. Snappy vẫn ăn đều và làm mọi việc như mọi ngày", Sandstrom nói.

Một chuyên gia về cá sấu nhận định màu da của Snappy đổi màu do một thứ nào đó trong nước - như sắt, tanin hoặc tảo đỏ - bám lên da, rồi bị oxy hóa khi da khô. Chuyên gia này nói sự thay đổi màu da không tác động tới sức khỏe của Snappy và màu da của nó sẽ trở lại bình thường trong thời gian tới.

Yêu động vật (theo vnexpress.net)

Chim cắt khiêu chiến sóc

Chim cắt khiêu chiến sóc

Chim cắt khiêu chiến sóc, bọ ngựa khiêu vũ trên dây, diệc bạch nghỉ ngơi trên bờ biển,...là những hình ảnh động vật ấn tượng nhất trong tuần vừa qua.


Chim cắt khiêu chiến sóc tại một khu bảo tồn ở Bolton Percy, Anh.


Một chú cá voi nhô đầu lên mặt nước ở ngoài khơi bờ biển Santa Catarina, Brazil.


Những người dân tập trung quanh một voi voi bị gây mê để chuyển tới khu
bảo tồn mới Maasai Mara ở Kenya nhằm tránh xung đột với người dân.


Nhân viên chăm sóc đang cho hươu cao cổ ăn lá cây tại khu bảo tồn
động vật hoang dã ở Busuanga, Philippines


Một con nai 3 chân tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở Manila, Philippines.


Những con diệc bạch nghỉ ngơi gần bờ biển thành phố Tần Hoàng Đảo
(Trung Quốc) khi đang trên đường di cư đến Australia để tránh rét.


Loài mực ống Octopoteuthis deletron bơi ở độ sâu 854m dưới mặt
nước biển ở Monterery Canyon, gần California (Mỹ).


Bọ ngựa khiêu vũ trên dây là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Hasan Baglar.


Bức ảnh đoạt giải Fritz Pölking 2011 (Đức) của tác giả Klaus Echle. Đây là bức
ảnh nằm trong câu chuyện qua ảnh mang tên "An Eventful Affair with a Vixen".
Klaus Echle cùng người bạn - sói Sophie đã "hợp tác"
6 tháng để thực hiện câu chuyện này.


Một đàn cá chàm ở ngoài khơi Papua New Guinea thuộc Philippines.


Một con bướm công (trái) và một con bướm nâu đốm
đang hút phấn hoa ở Morpeth, Northumberland.


Một cặp cá cảnh nước ngọt có tên là guppy. Các nhà khoa học cảnh báo rằng
con cái của loài cá này có thể sinh sản mà không cần con đực. Điều này có
thể gây ra mất cân bằng sinh thái nếu chúng được phóng sinh vào tự nhiên.


Một miếng sừng tê giác được nhân viên bảo vệ cưa từ sừng của một con tê giác
tại vườn quốc gia Kruger (Nam Phi) để ngăn chặn tình trạng săn bắn trộm.


Nguồn nước ô nhiễm và sự xâm lấn của những loài động vật khác đang khiến những số lượng các loài động vật nước ngọt ở Ấn Độ suy giảm. Cho tới nay, khoảng 16% loài cá, động vật thân mềm, chuồn chuồn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Yêu động vật (Theo Bee)