Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Chim biển chết hàng loạt tại Peru



Chính phủ Peru đang điều tra nguyên nhân khiến xác hàng trăm con chim bồ nông và nhiều loài chim biển khác nằm la liệt trên một dải bờ biển ở phía bắc nước này.

Bồ câu có “la bàn” trong não



Các nhà khoa học Mỹ nói rằng chim bồ câu di chuyển bằng cách ghi nhận thông tin về từ trường của trái đất, sử dụng các tế bào não như một chiếc la bàn sinh học.

Theo báo The New York Times, khám phá trên làm sáng tỏ việc làm thế nào nhiều loài chim có thể di chuyển hàng nghìn cây số, bay cả ngày lẫn đêm, cả khi mặt trời và các ngôi sao bị mây che khuất.

Đàn “chim lạ” tại Lai Châu là loài có nguy cơ tuyệt chủng


Đàn “chim lạ” vừa xuất hiện gần Công trình thủy điện Lai Châu được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) xác định là loài Cò Nhạn vừa di cư từ Lào và Thái Lan về Việt Nam.

Hơn một tuần nay trên địa bàn hai xã Mường Tè và Mường Mô của huyện Mường Tè (Lai Châu), khu vực gần Công trình thủy điện Lai Châu xuất hiện hàng trăm con “chim lạ” lông màu xám, có trọng lượng từ 1,2 kg đến 2,2 kg.
 

Xuất hiện đàn chim “lạ” gần Công trình thủy điện Lai Châu



Hơn một tuần nay trên địa bàn hai xã Mường Tè, Mường Mô của huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu), khu vực gần Công trình thủy điện Lai Châu sắp tiến hành ngăn sông Đà đợt 1, xuất hiện hàng trăm con chim lạ.


Ô nhiễm làm chim hót hay hơn



Các nhà khoa học cho rằng, ô nhiễm làm thay đổi giai điệu của chim đực và khiến chúng hót hay hơn. Sự thật này dẫn tới xu hướng “thích ô nhiễm” của các loài chim và các tác hại không nhỏ đối với chúng.

Các nhà khoa học tập trung vào các con chim sáo đá hoang ở châu Âu, loài có thức ăn là các con giun đất trong khu vực có rất nhiều nhà máy nước thải. Khu vực này bị ô nhiễm bởi các chất hóa học có tính chất giống với estrogen (loại hoocmon tiết ra từ cơ quan sinh dục nữ).

Sau khi xác định loại chất độc các chú chim ăn phải, nhà sinh thái học Shai Markman đến từ đại học Cardiff, xứ Wales và các đồng nghiệp của ông đã thí nghiệm trên các con chim sáo đá. Có 2 nhóm thí nghiệm: một nhóm ăn giun sạch và một ăn giun bị nhiễm các chất ô nhiễm tương tự ở nhà máy xử lý chất thải.

Phát hiện chim lạ lần đầu xuất hiện ở Mường Nhé




Hai em học sinh trường trung học cơ sở Mường Toong thuộc xã Mường Toong, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) vừa bắt được 1 con chim lạ bay lạc vào bìa rừng cạnh đường giao thông chính.

Đây có thể là loài chim thuộc họ nhà sếu có trọng lượng 3kg, sải cánh rộng 25cm, dài 60cm, cao 80cm, thân chim dài 35cm.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Lỗi kỹ thuật giết hàng loạt ốc sên quý hiếm

Lỗi kỹ thuật giết hàng loạt ốc sên quý hiếm

Các nhà bảo tồn người New Zealand cho biết một lỗi kỹ thuật đã khiến 800 con ốc sên đất quý hiếm (được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng cao) bị đông lạnh cho đến chết.


Loài ốc sên đất khổng lồ có tên gọi Powelliphanta (ảnh) chỉ có tại New Zealand. Vài năm trước, do nhu cầu khai thác một mỏ than trên cao nguyên Stockton nên người ta đã di dời 6.000 cá thể ốc Powelliphanta qua môi trường sống mới. 4.000 trong số đó được trả lại môi trường tự nhiên, số còn lại được nuôi nhốt vừa để nghiên cứu khoa học vừa nhằm bảo tồn để tránh thảm họa tuyệt chủng.

John Lyall, nhân viên quản lý kỹ thuật cho biết đám ốc sên được nuôi nhốt trong 3 container. Một thiết bị thăm dò nhiệt độ bị hỏng đột ngột khiến nhiệt độ giảm xuống quá thấp và làm chết 800 con ốc sên.

Theo BBC, tai nạn này làm cho một số nhà môi trường không hài lòng và chỉ trích việc nuôi nhốt động vật hiếm thay vì để chúng sống trong môi trường tự nhiên. Đầu tiên là “ngôi nhà” của chúng trên cao nguyên Stockton bị phá hủy để khai thác mỏ than còn lần này thì chúng bị chết trong điều kiện nuôi nhốt. Để tránh tình trạng này tái diễn, các hệ thống cảnh báo đã được lắp đặt để thường xuyên giám sát.