Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Thằn lằn bay lớn hơn nhiều so với chúng ta nghĩ

Thằn lằn bay lớn hơn nhiều so với chúng ta nghĩ

Sau khi nghiên cứu một hóa thạch tí hon tại Viện bảo tàng quốc gia ở London (Anh), các nhà khoa học tin rằng loài thằn lằn bay lớn hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ trước đây.

Hóa thạch một mảng răng của loài thằn lằn bay đã được khai quật và trưng bày tại Viện bảo tàng quốc gia Anh ở London từ năm 1884, nhưng chỉ được các nhà khoa học đến từ trường đại học Portsmouth và Leicester kiểm tra mới đây.

Sau khi phân tích mẫu hóa thạch này, nhóm nghiên cứu nhận định loài bò sát bay đã tuyệt chủng có sải cánh dài tới 7m – dài hơn từ 2 đến 3m so với phỏng đoán của các nhà khoa học trước đây. Hóa thạch này có đường kính răng khoảng 13mm.

Loài thằn lằn bay sống cách đây 210 triệu năm đến 65 triệu năm.

“Trước đây, chúng ta nghĩ rằng loài thằn lằn bay có kích thước tương đối nhỏ, với sải cánh không lớn lắm. Chúng có có miệng đầy răng và thường có lưng rộng hơn phần bụng”, tiến sĩ David Martill, đến từ trường đại học Portsmouth, cho biết.

Được biết, hóa thạch hàm răng thằn lằn bay trưng bày tại Viện bảo tàng quốc gia Anh được khai quật vào thế kỷ thứ 19 tại Cambridge bởi nhà săn tìm hóa thạch nổi tiếng người Anh Richard Owen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét