Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Hóa thạch tê giác cổ xưa

Hóa thạch tê giác cổ xưa

Các nhà khoa học đã đào được hóa thạch của một con tê giác có lông trên cao nguyên Tây Tạng. Họ tin rằng đây là mẫu vật lâu đời nhất của loài này mà trước đây chưa từng tìm thấy.

Sinh vật này sống trước đây 3,6 triệu năm, rất lâu trước khi đồng loại của nó đi lang thang tại Bắc Á và châu Âu khi khu vực này vào kỷ Băng hà.
 
Phát hiện mới gợi ý rằng ở các chân đồi băng giá của Tây Tạng thuộc dãy Hymalaya chính là cái nôi tiến hóa của loài này sau đó. Theo BBC, hóa thạch - được bảo quản khá tốt với một hộp sọ hoàn chỉnh cùng hàm dưới - được tìm thấy trong khu vực Zanda, nơi rất giàu các mẫu hóa thạch như: ngựa, linh dương, báo tuyết và nhiều loài thú có vú khác.

Tê giác có lông này được xếp vào một phân hệ loài mới có tên khoa học là Coelodonta thibetana, từng là mồi ưa thích của các loài linh cẩu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét